Nhiều người nghĩ rằng bệnh áp xe chỉ xảy ra ở người chứ không gặp ở động vật, đây là quan điểm không đúng vì chó bị áp xe cũng là vấn đề phổ biến ở chó. Đây là căn bệnh mang lại nhiều phiền phức cho chó và cho cả những người nuôi chó. Bệnh áp xe ở chó sẽ không có gì đáng lo ngại khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhưng nếu như để bệnh tình trở nặng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quá trình hồi phục.
Trong bài viết này, Nuôi Chó Mèo chia sẻ nhưng thông tin kiến thức về nguyên nhân làm chó bị áp xe. Cùng với đó là cách điều trị phù hợp và những giải pháp phòng ngừa căn bệnh phiền toái này.
Bệnh áp xe chó là gì?
Chó bị áp xe hay còn được gọi bằng tên khác là absxrss hay apxe là một biến chứng nguy hiểm làm cho vết thương bị mưng mủ, nặng hơn là lở loét và theo thời gian sẽ làm cho vết thương trở nên lớn hơn. Nói một cách dễ hiểu thì bệnh áp xe ở chó xuất hiện do sự nhiễm trùng xảy ra ở chính vị trí vết thương hở của chó, thường là vùng trên da. Chó bị áp xe hay bị nhiễm trùng vết thương có thể xảy ra ở bất kì bộ phận, bất kì vị trí nào trên cơ thể của chó. Khi chó có vết thương hở trên da nếu không được sát khuẩn kĩ thì hậu quả có thể là bị nhiễm trùng và gây ra bệnh áp xe ở chó.
Chó bị áp xe vết tiêm là gì?
Nhiều người nuôi thú cưng thắc mắc chó bị áp xe vết tiêm là như thế nào, một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Ngay sau đây, Nuôi Chó Mèo sẽ trình bày một cách chi tiết về vấn đề này, nguyên nhân gây ra bệnh áp xe ở chó sau khi tiêm.
Khi bạn cho chú chó của mình thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh nào đó, hay tiêm với mục đích chữa bệnh. Nhưng không may cơ sở, phòng khám thú y bạn đặt niềm tin lại không uy tín. Năng lực chuyên môn có giới hạn hay những sự cố không may ở những địa chỉ này sẽ làm cho vết tiêm của chó bị sưng, gây mũ và làm chó bị áp xe.
Cũng có rất nhiều trường hợp sau khi tiêm phòng cho chó thì chủ nuôi đã không vệ sinh chỗ tiêm đúng cách khi về nhà. Kết hợp với môi trường sống của chó không tốt, có mầm bệnh, vi khuẩn…nên đã xâm nhập vào khu vực vết thương làm nhiễm trùng dẫn đến tình trạng chó bị áp xe vết tiêm.
Nguyên nhân chính gây bệnh áp xe ở chó
Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân làm chó bị áp xe, thường thi xuất phát từ những lý do sau đây:
Chó bị áp xe do bị cắn
Nguyên nhân phổ biến hàng đầu làm chó bị áp xe phải kể đến những vết thương chó gặp phải do bị đồng loại hay con vật khác cắn, cào…Cần phải chú ý đến nguyên nhân này để đảm bảo sự an toàn cho chó tránh khỏi những nguy hiểm từ con chó khác. Chó ở thời kì động dục sẽ rất hung dữ và có thể tấn công lẫn nhau để tranh giành bạn tình, từ đó gây ra những vết thương hở cho nhau và nếu vết thương không được sát trùng thì sẽ làm chó bị áp xe.
Ngoài ra chó bị sinh vật truyền nhiễm cắn sẽ tác động sâu vào mô cũng gây ra bệnh áp xe ở chó. Những vị trí chó dễ bị tấn công và bị thương như khu vực vùng cổ, đầu, chân…của chó. Nếu chó bị áp xe ở vùng cổ hay đầu thì thường làm cho một bên cổ bị sưng lên.
Do sức khỏe răng miệng
Răng bị vỡ do áp lực nhai phải vật thể cứng, do răng bị nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng áp xe ở chó, đôi khi còn có sự hình thành mủ. Răng bị áp xe sẽ làm chó bị chảy nước dãi không kiểm soát, chó trở nên biếng ăn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tổng quan lại thì những vấn đề về răng miệng như vừa được trình bày là nguyên nhân làm chó bị áp xe. Bên cạnh đó, khi răng bị gãy hay vùng lợi bị sưng cũng có thể tạo ra vết thương làm cho vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng áp xe ở chó.
Nguyên nhân khác
Nhiều trường hợp chó nhai thức ăn, xương quá cứng làm cho vùng da bên trong miệng bí rách, bị hở. Những vết thương này cũng là nguyên nhân làm chó bị áp xe, thường thì vết thương sẽ phát triển mạnh ở khu vực nướu, má, lưỡi.
Một số ít tình huống chó bị áp xe ở tuyến hậu môn, cụ thể là ở khu vực xung quanh trực tràng làm cho vị trí này bị sưng, đỏ. Khi bệnh lý áp xe phát triển thì sẽ có mùi hôi phát ra ở khu vực bị nhiễm trùng.
Xem thêm: Làm gì khi chó bị đau chân?
Dấu hiệu, triệu chứng chó bị áp xe
Sau đây là những dấu hiệu, biểu hiện thường thấy khi chó bị áp xe. Việc sớm phát hiện và chữa trị sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn, vì vậy bạn cần phải chú ý.
– Quan sát trên cơ thể, trên da của chó có vết sưng bất thường, hơi mềm và có dịch mủ màu vàng, màu xanh lá hay dịch màu đỏ kèm theo.
– Vết thương của chó có biểu hiện sưng, chó bị đau khi bạn chạm vào.
– Chó bị áp xe có thể sẽ mất cảm giác ngon miệng khi ăn, dẫn đến chó biếng ăn, bỏ ăn. Chó không lanh lợi, không năng động như bình thường do vết thương làm chó bị đau.
– Chó có thể bị sốt, mệt mỏi, lờ đờ, mất hết sức sống.
Bên cạnh những triệu chứng vừa được trình bày, khi chó bị áp xe nặng thì có thể kèm theo những mùi hôi khó chịu xuất phát từ cơ thể của chó. Chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể nhận ra những dấu hiệu chó bị áp xe thông qua quan sát và cảm nhận bằng khứu giác.
Làm gì khi chó bị áp xe?
Bạn là người nuôi thú cưng và khi nhận thấy chó bị áp xe thì chắc hẳn bạn sẽ đặt ra câu hỏi cần phải làm gì lúc này. Sau đây là những việc cần làm để giúp chó nhanh khỏi bệnh.
Đưa chó bị áp xe đến cơ sở thú y
Nếu là người nuôi chó chưa có kinh nghiệm thì bạn không nên loay hoay mát thời gian đi hỏi mọi người, hỏi Google chó bị áp xe phải làm sao. Tốt nhất là đưa chó đến phòng khám thu y gần nhất để được kiểm tra và điều trị. Bác sĩ thú y, người có chuyên môn trong nghề sẽ thăm khám và đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng của chó. Từ đó có hướng xử lý cũng như phác đồ điều trị hiệu quả nhất để chó nhanh khỏi.
Trường hợp chó bị áp xe nhẹ
Những trường chọp chó bị áp xe nhẹ thì bạn có thể tự xử lý vết thương được, nếu là bác sĩ thú y thực hiện sẽ tốt hơn nhưng trong nhiều tình huống thì chủ nuôi vẫn có thể tự thực hiện được. Hỏi thăm bác sĩ thú y về những loại thuốc có thể sử dụng để xử lý sát trùng vết thương cho chó. Nếu là vết thương có dấu hiệu trở nặng thì nên cạo lông ở xung quanh để thuận tiện hơn cho việc sát trùng.
Xem thêm: Chữa trị chó bị rụng lông biếng ăn
Trường hợp chó bị áp xe nặng
Khi chó bị áp xe với những triệu chứng nguy hiểm, tức là bị nặng thì bạn cần phải cạo phần lông ở chỗ vết thương của mèo. Tiếp theo là thực hiện sát trùng vết thương cho mèo bằng dung dịch sát trùng chuyên dụng. Với bác sĩ thú y thì họ có thể tiêm thuốc mê hay thuốc tê cho chó để hỗ trợ quá trình điều trị.
Cuối cùng là băng bó vết thương cho chó bị áp xe, tiến hành băng bó vết thương như bình thường và cần đảm bảo các tiêu chuẩn về băng bó. Đồng thời cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách chăm sóc cho chó, không quen vệ sinh môi trường sống, nơi ở của chó để đảm bảo không gian sinh hoạt của chó được sạch sẽ.
Cách trị bệnh áp xe ở chó hiệu quả
Dù là chó bị áp xe do vết tiêm hay do bất kì nguyên nhân nào khác thì cũng phải thực hiện điều trị bằng những phương pháp phù hợp. Thường thì chúng ta nên cần đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu có điều kiện đưa chó bị áp xe đến phòng khám thú y thì quá tốt, bác sĩ thú y sẽ có những bước thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh của chó. Từ đó đưa ra những giải pháp và phác đồ điều trị hiệu quả cho chó nhanh hết bệnh.
Tùy theo từng trường hợp mắc bệnh mà bác sĩ thú y sẽ có những cách điều trị chó bị áp xe phù hợp nhất. Quan trọng là phải đưa chó đến cơ sở thú y uy tín có bác sĩ giỏi để nhận được những hiệu quả cao nhất tron quá trình điều trị. Đồng thời tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú ý trong quà trình chăm sóc để chó nhanh chóng cải thiện tình hình.
Cách chăm sóc chó bị áp xe
Nếu như chú chó của bạn gặp phải những vết thương ngoài da như bị trầy, bị rách thì cần quan sát và xem vết thương có sâu hay không. Nếu vết thương không quá sâu thì có thể sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn chuyên dùng cho vật nuôi, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Nhiều người còn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tắm cho chó để quá trình điều trị tổn thương ngoài da diễn ra thuận lợi hơn.
Nếu như bạn được bác sĩ thú y chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh cho chó để điều trị chó bị áp xe thì cần thực hiện đúng theo hướng dẫn. Có như vậy thì chú chó của bạn mới nhanh khỏe và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Xem thêm: Chữa trị chó đi ngoài ra máu
Cách ngăn ngừa bệnh áp xe ở chó
Ngăn ngừa chó bị áp xe là việc nên làm để giảm thiểu nguy cơ chó mắc phải căn bệnh phiền phức này. Sau đây là những cách làm bạn có thể tham khảo và áp dụng:
– Bảo vệ chó tối đa nguy cơ gặp phải những tổn thương trên da, bởi vì đây là nguyên nhân hàng đầu làm chó bị áp xe.
– Hạn chế cho chó ăn các loại thực phẩm cứng để ngăn ngừa nguy cơ chó gặp phải những vết thương ở bên trong vùng miệng.
– Cần vệ sinh răng miệng cho chó sạch sẽ, kể cả khu vực hậu môn cũng vậy.
– Giữ gìn vệ sinh cơ thể và nơi ở của chó thật sạch sẽ, đảm bảo không có vi khuẩn, virus.
Lời kết
Nhìn chung thì hiện tượng chó bị áp xe sau khi tiêm cũng có xảy ra nhưng không quá phổ biến. Chủ nuôi cần giữ gìn vệ sinh cho chó để bảo vệ chúng không mắc phải những bệnh lý do viêm nhiễm gây ra.
Với những thông tin được đề cập trong bài viết này, hi vọng giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan khi chó bị áp xe. Nắm bắt những kiến thức này sẽ giúp cho quá trình chữa trị bệnh áp xe của chó được diễn ra thuận lợi nhất.