Bạn có biết nếu mèo bị cảm lạnh lâu ngày thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm phổi, sổ mũi, sốt, ho…Khi mèo gặp phải những triệu chứng vừa được nhắc đến thì tình hình có vẻ khá phức tạp trong việc chữa trị.
Trường hợp mèo con bị cảm lạnh thì khó điều trị hơn so với mèo trưởng thành, lí do là đề kháng của mèo con không tốt. Tình trạng sức khỏe yếu là nguyên nhân làm cho virus, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào cơ thể của mèo. Chúng sẽ làm giảm đi khả năng miễn dịch của mèo làm cho mèo bị cảm lạnh, cám cúm…
Nguyên nhân làm mèo bị cảm lạnh
Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị cảm lạnh, sau đây là 2 nguyên nhân thường gặp mà bất kì ai cũng cần nắm rõ khi nuôi mèo để có cách xử lý tối ưu nhất.
Do cơ thể mèo bị nhiễm lạnh
Với nguyên nhân này thì thời tiết chính là tác nhân đầu tiên làm cho mèo bị cảm lạnh, với những ngày nhiệt độ xuống thấp như mùa đông mà mèo không được giữ ấm thì rất dễ bị cảm lạnh. Hay bạn cho mèo nằm ngủ trực tiếp trên sàn gạch xi măng mà không có gì lót ở dưới, nhiều người còn cho mèo ngủ trong chuồng nhưng đặt ở vị trí lạnh, có gió sẽ rất dễ làm mèo bị cảm lạnh.
Hay do bạn đưa mèo ra ngoài đường vào buổi sáng sớm, buổi tối nhưng không đặt trong balo mèo. Do nước mưa thấm vào cơ thể, sau khi tắm không sấy lông để tình trạng ẩm ướt thường xuyên là những nguyên nhân làm mèo bị cảm lạnh.
Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào sức đề kháng của từng con mèo cụ thể, không hẳn mèo vướng vào một trong những lí do trên thì sẽ bị cảm lạnh. Mỗi bé mèo có một khả năng chịu lạnh khác nhau tùy theo sức khỏe tốt hay yếu. Với những con mèo có khả năng chịu lạnh tốt thì không cần phải bao bọc quá nhiều mà vẫn có thể cho chúng ra ngoài đường để vận động, thư giãn.
Mèo bị cảm lạnh do virus
Virus xâm nhập vào cơ thể mèo cũng là một trong những nguyên nhân làm mèo bị cảm lạnh nhất là mèo con. Bởi vì mèo con là đối tượng có sức đề kháng không cao, rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Khi xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ tấn công vào hệ miễn dịch của mèo và làm cho mèo bị cảm lạnh, cảm cúm với những triệu chứng phổ biến.
Sau khi nắm bắt được những nguyên nhân kể trên thì có thể bạn đã biết được mình cần phải làm gì để phòng chống cảm lạnh cho mèo.
Các loại virus làm mèo bị cảm cúm
Vậy thì những loại virus nào thường khiến cho mèo bị cảm lạnh? Câu trả lời ngay bên dưới.
Mèo bị cúm co Virus Calicillin
Đây là loại virus gây cảm cúm khá nguy hiểm vì chúng có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau mà người ta thường gọi là các chủng virus. Về vacxin chống virus Calacillin thì không phổ biến vì đây là loại virus cúm ở người thường gặp. Chưa kể vacxin không thể ngăn ngừa được tất cả các chủng nên không có tác dụng bảo vệ mèo hoàn toàn trước tình trạng mèo bị cảm lạnh, cảm cúm do virus này tấn công.
Với tình trạng mèo bị cảm cúm thì các triệu chứng thường sẽ nhẹ hơn và phổ biến mang tính đặc trưng nhất là gây loét miệng. Khi mèo mang mầm bệnh do virus này gây ra thì chùng sẽ đào thải ra môi trường sống chính loại virus này.
Mèo bị cảm lạnh do Virus Herpes
Loại virus này chỉ có một chủng và không có nhiều biến chủng khác vì vậy chúng ta có thể tiêm phòng cho mèo. Tuy nhiên, virus Herper làm mèo bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ có những triệu chứng nguy hiểm hơn và nặng nhất là gây ra tình trạng loét mắt. Nếu mèo bị nhiễm loại virus này thì nguy cơ cao chúng sẽ trở thành mầm bệnh và lây lan cho những con mèo khác. Bởi vì virus sẽ tồn tại trong nước mắt, nước bặt hay dịch tiết từ mũi của mèo.
Do những loại vi khuẩn khác
Theo nhiều chuyên gia thú y, vi khuẩn Bordetella Bronchiseptica cũng có thể gây tác động đến phổi và làm mèo bị cảm cúm. Nhưng chúng ta có thể điều trị cho mèo bằng các loại kháng sinh cũng rất hiệu quả.
Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydophila Felis có thể gây ra tình trạng đau mắt đỏ, chảy nước mũi…và còn có thể làm mèo bị cúm nhẹ. Có thể điều trị bằng kháng sinh hay tiêm vaxin phòng bệnh cũng rất hiệu quả.
Mèo bị cảm lạnh khi nào?
Với những con mèo bị cảm cúm thì chúng có thể lây cho con mèo khác qua đường nước bọt và nước mắt, khi mèo tiếp xúc với các dịch này thì đồng nghĩa với việc chúng cũng bị nhiễm virus.
Như đã được nhắc đến ở trên, mèo con là đối tượng dễ bị nhiễm cúm hơn so với mèo trưởng thành vì sức đề kháng của mèo con khá yếu ớt.
Với mèo có tuổi đời cao hay mèo già nếu bị cảm cúm kèm theo tiền sử mắc bệnh về tim, phổi thì cần liên hệ với bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị phù hợp.
Khi mèo đang mắc những bệnh lý khác, đồng thời mèo bị cảm lạnh thì sẽ khó khăn trong việc chống chọi với bệnh tật và sức khỏe giảm đi thấy rõ.
Virus gây cảm cúm ở mèo thường tồn tại khá lâu trong cơ thể mèo nhiễm bệnh, đôi khi có rất ít triệu chứng. Khi sức đề kháng của mèo giảm đi thì virus sẽ tấn công và làm mèo bị cúm trở lại.
Dấu hiệu mèo bị cảm lạnh
Không khó để phát hiện ra mèo bị cảm lạnh, chỉ cần quan sát những dấu hiệu phổ biến là bạn đã có thể khẳng định được. Sau đây là những triệu chứng phổ biến khi mèo bị cảm lạnh.
– Mèo có biểu hiện run rẩy và khá mệt mỏi.
– Mèo ít vật động, lười di chuyển và chỉ muốn nằm một chỗ.
– Mèo biếng ăn hay mèo bỏ bữa.
– Làn da thì tái nhợt, nhiệt độ cơ thể thấp và đôi khi có dấu hiệu mèo bị nôn
– Lông mèo dựng lên, mắt lờ đờ, lim dim và hắt hơi.
Một vài trường hợp có thể xảy ra tình trạng mèo bị tiêu chảy khi mèo bị cảm lạnh, phần niêm mạc của mắt và miệng khá yếu. Lúc này cần nhanh chóng đưa mèo đến phòng khám, cơ sở thú y để điều trị. Bác sĩ thú y có thể thực hiện một và xét nghiệm cơ bản để nắm rõ tình hình sức khỏe của mèo.
Triệu chứng mèo bị cảm cúm
Mèo bị cảm cúm thì cũng xuất hiện những dấu hiệu giống như cảm cúm ở người vậy, có thể gây ra triệu chứng chảy nước mũi, nước mắt và đau họng. Bên cạnh đó còn có những triệu chứng khác như mèo bị viêm loét miệng, đau cơ hay xương khớp, chảy nước đã, sốt…
Với những con mèo ở độ tuổi trường thành thì sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng khi bị cảm cúm. Đây được xem nhưng một bệnh lý bình thường và dễ dàng điều trị khi phát hiện sớm. Nhưng với mèo con bị cảm lạnh thì khá nguy hiểm, thể trạng sức khỏe mèo con yếu sẽ khó chống đỡ được với bệnh tật.
Chẩn đoán mèo con bị cảm lạnh
Mèo bị cảm lạnh là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kì con mèo nào, kể cả độ tuổi và giống mèo. Ví dụ như mèo Anh lông ngắn, mèo Xiêm, mèo ta…Trong đó đối tượng dễ bị nhất chính là mèo con và những con mèo chưa được tiêm vacxin phòng bệnh.
Cần lưu ý là mèo bị cảm lạnh có những dấu hiệu khá giống với tình trạng mèo bị dị ứng, bị nhiễm trùng mãn tính, khối u, bệnh về hô hấp…Vì vậy để đảm bảo chắc chắn mèo có đang bị cảm lạnh hay không thì nên đưa đến bác sĩ thú y để thăm khám. Nếu có kinh nghiệm trong việc nuôi mèo thì bạn xem lại những dấu hiệu mèo bị cảm lạnh ở phần trên để chẩn đoán.
Làm gì khi mèo bị cảm lạnh?
Sau khi đã xác định chắc chắn mèo bị cảm lạnh thì sau đây là những kiến thức quan trọng tiếp theo bạn nên tìm hiểu để có giải pháp xử lý phù hợp. Cơ bản thì đây là bệnh lý không quá nguy hiểm, chỉ cần phát hiện sớm và chăm sóc mèo đúng cách thì mèo sẽ trở lại như bình thường mà thôi. Vậy thì bạn cần phải làm gì khi mèo bị cảm lạnh?
Giữ ấm cơ thể mèo
Giữ ấm cơ thể cho mèo bị cảm lạnh là việc quan trọng cần phải làm đầu tiên, giúp mèo tăng nhiệt độ cơ thể trở lại mức bình thường. Nếu như bạn đang để mèo ở một không gian ngoài sân, ngoài vườn có nhiệt độ thấp thì cần đưa ngay vào nhà với nhiệt độ ấm áp hơn. Còn nếu như mèo bị cảm lạnh mà đã ở trong nhà, không gian kín rồi thì tăng nhiệt độ cơ thể cho mèo bằng nhiều cách như đắp chăn, sưởi ấm cho mèo. Nên đặt mèo vào ổ có đệm lót ấm áp, nếu có đèn sưởi thì cũng tận dụng để giữ ấm cho mèo.
Với những trường hợp mèo bị cảm lạnh nặng, cơ thể run thì có thể cân nhắc sử dụng dầu để xoa cho mèo. Phần lớn các loại dầu đều có công dụng giúp mèo lấy lại nhiệt độ cơ thể bình thường, mèo sẽ cảm thấy ấm hơn.
Xem thêm: Chăm sóc mèo bị sổ mũi tại nhà
Bổ sung dinh dưỡng cho mèo bị cảm lạnh
Khi mèo bị cảm lạnh thì sức đề kháng, sức khỏe của mèo cũng giảm đi rất nhiều. Vì vậy cần phải bổ sung cho mèo các chất dinh dưỡng quan trọng cũng như bổ sung điện giải để mèo nhanh hồi phục. Cân nhắc mua dung dịch điện giải bổ sung cho mèo để tránh mất nước. Về khẩu phần ăn thì cho mèo ăn nhiều hơn bình thường nhưng cần chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ. Không nên cho mèo ăn quá nhiều trong cùng một bữa ăn, chú trọng bổ sung thực phẩm chứa nhiều Vitamin B để mèo bị cảm lạnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Nếu có điều kiện thì cho mèo dùng gel dinh dưỡng, đây là dòng sản phẩm hỗ trợ bổ sung năng lượng cho mèo. Chú ý gel dinh dưỡng chỉ là sản phẩm bổ sung và không thể thay thế hoàn toàn như một bữa ăn chính của mèo.
Cách chữa mèo bị cảm lạnh tại nhà
Như chúng ta đã biết, mèo bị cảm lạnh là hiện tượng phổ biến và đây không phải là bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. Nhưng cũng không được chủ quan, nếu tình trạng cảm lạnh kéo dài kèm theo những triệu chứng nguy hiểm thì lúc này tình hình sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy khi phát hiện mèo bị cảm lạnh thì cần nhanh chóng áp dụng những cách làm sau đây để mèo khỏe mạnh lại bình thường.
– Giữ ấm cơ thể cho mèo bằng cách đắp chăn, mền và mặc thêm áo cho mèo. Đây là việc quan trọng cần làm, hãy đưa mèo vào nhà để sưởi ấm cho mèo. Chỗ ngủ, nghỉ ngơi của mèo nên có nhiều chăn ấm, có thêm đèn sưởi thì càng tốt.
- Nếu mèo bị cảm lạnh với những triệu chứng như run rẩy thì cần xoa dầu nóng để làm ấm toàn thân cho mèo. Tác dụng của dầu là làm ấm, gia tăng nhiệt độ cơ thể và mèo sẽ dần ổn định hơn về thân nhiệt. Khi thoa dầu nóng cho mèo thì chú ý thoa nhiều ở lòng bàn chân vì đây là khu vực thường tiết ra nhiều mồ hôi.
– Tiếp theo không quên bổ sung nước hay các chất điện giải cho mèo, nhất là với những con mèo có biểu hiện sốt cao. Bên cạnh cho mèo uống nước lọc thì bổ sung nước điện giải sẽ có lợi cho mèo trong việc tránh mất nước.
– Với những con mèo bị cảm lạnh thì sức khỏe của chúng cũng không tốt và đôi khi chúng sẽ đi vệ sinh lung tung, vì vậy bạn cần phải dọn dẹp, vệ sinh nơi của của mèo sạch sẽ để tránh các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể mèo.
Xem thêm: Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ
– Những lúc bị ốm như thế này thì mèo biếng ăn là chuyện dễ hiểu, vì vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cho mèo. Đường glucozo, vitamin C, vitamin B là những chất dinh dưỡng thiết yếu giúp mèo nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Chú ý khi mèo bị cảm lạnh
Trong thời gian mèo bị cảm lạnh thì chúng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn hay còn gọi là giai đoạn dưỡng bệnh. Không nên để mèo chạy nhảy nhiều hay vận động mạnh, chú trọng giữ ấm cho mèo và để mèo ở trong nhà.
Dọn dẹp vệ sinh nơi ở của mèo, khu vực chuồng, chỗ nghỉ ngơi của mèo cần đảm bảo sạch sẽ.
Thường thi mèo bị cảm lạnh không nên ăn các loại hành, tỏi…vì sẽ khiến cho tình hình bệnh nặng thêm.
Nếu tình trạng cảm lạnh ở mèo kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa đến bác sĩ thú y để chữa trị.
Mèo bị cảm lạnh uống thuốc gì?
Nếu như xác định được nguyên nhân mèo bị cảm lạnh, cảm cúm là do mèo bị nhiễm vi khuẩn thì có thể cho mèo uống thuốc kháng sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thú y. Trường hợp mèo bị cảm lạnh do bị virus thì được điều trị theo hướng gia tăng hệ thống miễn dịch của mèo.
Những tình huống mèo bị cảm lạnh nặng làm chúng mệt mỏi đến mức bỏ ăn, mất nước thì không nên tự ý mua thuốc cho mèo để điều trị tại nhà mà cần phải đưa đến cơ sở thú y để điều trị. Có thể bác sĩ sẽ thực hiện truyền dịch, hỗ trợ dinh dưỡng cho mèo để cải thiện tình hình và giúp mèo hồi phục sức khỏe.
Xem thêm: Dấu hiệu mèo bị trầm cảm
Cách phòng ngừa mèo bị cảm lạnh
Để tránh mèo bị cảm lạnh không khó, chỉ cần bạn lưu ý những điều sau đây là đã có thể giúp mèo phòng ngừa được bệnh thướng gặp này
– Vào mùa đông hay những ngày thời tiết lạnh thì cần phải giữ ấm cơ thể cho mèo, đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để gia tăng sức đề kháng cho mèo.
– Khu vực chuồng của mèo cần tránh gió lùa, cho mèo ở trong nhà hay sử dụng máy sưởi cho mèo thì càng tốt.
– Nếu tắm cho mèo thì phải lau khô toàn thân mèo sau khi tắm, có thể sấy khô để tránh làm mèo bị cảm lạnh.
– Thực hiện tiêm phòng cho mèo ngay khi mèo còn nhỏ là giải pháp tối ưu nên được thực hiện, ngoài ra cũng nên cho mèo tiêm nhắc lại định kì theo lịch trình của bác sĩ thú y đề ra.
– Cho mèo tập thể dục mỗi ngày với những bài tập thể chất, leo trèo chạy nhảy để rèn luyện một thân thể khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp mèo lướt qua được khi mèo bị cảm lạnh mà không cần phải điều trị quá nhiều.
Điều trị cho mèo bị cảm cúm
Để tìm một loại thuốc kháng virus cúm ở mèo thì trên thị trường chưa có, nhưng người ta thường dùng kháng sinh vì cũng mang lại khá nhiều hiệu quả. Các loại virus cúm tấn công vào hệ hô hấp thông qua mũi để xâm nhập vào cơ thể và hệ miễn dịch của mèo. Từ đó gây ra những triệu chứng cảm cúm mà mèo thường gặp, những trường hợp nặng thì dẫn đến viêm phổi. Người ta thường sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị mèo bị cảm lạnh, cảm cúm. Tác dụng của kháng sinh là ức chế virus, không cho virus xâm nhập vào cơ thể của mèo.
Những con mèo có dấu hiệu nghẹt mũi hay loét miệng thì sẽ làm mèo khó chịu và khó ăn uống được như bình thường. Chưa kể nhiều con mèo còn cảm thấy khó khăn trong việc uống nước, từ đó dẫn đến mất nước. Tình trạng mất nước ở mèo rất nguy hiểm, nhất là với mèo con nhỏ sức khỏe yếu.
Nếu mèo khó khăn trong việc ăn uống thì có thể cho mèo ăn các loại thức ăn cho mèo bị cảm cúm có bán ở cơ sở, cửa hàng thú y. Chú ý cho mèo uống nhiều nước, ăn thực phẩm mềm. Hơi nước nóng có tác dụng làm loãng chất nhầy ở mắt, mũi nên có thể tắm bằng nước ấm cho mèo.
Xem thêm: Chữa trị mèo bị rối loạn tiêu hóa
Tiêm vacxin phòng ngừa mèo bị cảm cúm
Có khá nhiều chủng virus khác nhau làm mèo bị cảm lạnh, cảm cúm và gần như không có loại vacxin nào hoàn hảo để có thể ngừa được rất cả các chủng virus. Tuy nhiên bạn có thể thăm hỏi ý kiến bác sĩ thú y để được tiêm số liều vacxin tối thiểu nhằm bảo vệ mèo tối đa.
Chú ý là với mèo đã được tiêm phòng vacxin thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh và trở thành mầm bệnh, mặc dù chúng không hề có bất kì triệu chứng nào. Những con mèo này có thể lây nhiễm cho những con mèo khỏe mạnh khác. Đối với mèo con khi mới sinh ra thì chúng cũng được thừa hưởng một ít miễn dịch từ mèo mẹ, nhưng khi trưởng thành thì hệ miễn dịch này sẽ mất đi và chúng phải tự xây dựng hệ miễn dịch cho mình.
Mèo mẹ bị cúm mặc dù không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho mèo con, thời gian ủ bệnh có thể lên đến 2 tuần và lúc đó dấu hiệu cúm mới bắt đầu xuất hiện.
Thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh sớm cho mèo tốt hơn là chờ đến khi chúng mắc bệnh rồi mới lo tiêm vacxin sau, điều này sẽ giảm hiệu quả rất nhiều.
Lời kết
Mèo bị cảm lạnh là một hiện tượng phổ biến ở những thời điểm giao mùa từ mùa khô sang mùa đông hay những ngày thời tiết trở lạnh. Việc nắm bắt những kiến thức được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có những giải pháp xử lý khi mèo bị cảm lạnh và những biện pháp phòng chống hiệu quả.
Hi vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ nắm bắt thật kỹ cách xử lý khi mèo bị cúm. Việc sớm phát hiện và điều trị mèo bị cúm sẽ giúp mèo nhanh khỏe mạnh hơn, đừng quên chia sẻ bài viết này đến với những người yêu thú cưng đích thực nhé.