Xử Lý Khi Chó Bị Hóc Xương Ở Cổ KHẨN CẤP

Khi nhắc đến loài chó, chúng ta thường liên tưởng đến hình ảnh chó gặm xương, một món ăn đặc trưng mà chó rất thích. Tuy nhiên xương lại có nhược điểm là thường làm cho chó bị hóc xương, nhất là chó con là đối tượng thường bị nhất. Khi chó bị mắc xương mà không có giải pháp sơ cứu, xử lý kịp thời thì nguy cơ chó bị tổn thương nghiêm trọng là rất cao, tình huống xấu nhất là chó bị tử vong. Hãy cùng Nuôi Chó Mèo tìm hiểu thêm những thông tin liên quan về vấn đề này, chắc chắn sẽ có ích với bạn.

Nguyên nhân làm chó bị hóc xương

Tình trạng chó bị hóc xương thường xuất phát từ 2 nguyên nhân, đó là do chó ăn không cẩn thận và do chủ nuôi cho chó ăn xương kích thước quá lớn. Ngoài ra còn có nguyên nhân tương tự sau đây.

Chó ăn phải thức ăn được chế biến từ xương nấu nhừ hay các loại xương hình dạng chữ T. Khi chó cắn, nhai và nuốt thì những mẫu xương hình chữ T sẽ rất dễ vướng vào cổ của chó. Chó bị hóc xương là do xương bị móc vào vị trí cổ họng và rất khó để chó tự khạc ra được, lúc này chó sẽ cảm thấy đau đớn.

Nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể sẽ làm chó bị mắc xương mà chúng ta không lường trước được. Khi phát hiện chó có biểu hiện nguy hiểm đến tính mạng sau khi ăn xương thì hãy nhanh chóng đưa chó đi cấp cứu ở phòng khám thú y.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu những nguyên nhân làm chó hóc dị vật, một tình trạng tương đương như chó hóc xương.

Chó bị hóc dị vật do ăn thức ăn kích thước lớn

Đa số tất cả những chú chó đều có bản tính tham ăn, khi nhận được một món ăn nào đó, nhất là những món chó yêu thích thì chúng sẽ ăn rất nhiệt tình. Nhiều con chó còn cắn, nhai và nuốt rất nhanh. Nếu như mẫu thức ăn quá lớn thì nguy cơ cao chó sẽ bị nghẹn hay bị hóc dị vật.

Cho nên để hạn chế tình trạng này thì hãy cho chó ăn những loại thức ăn có kích thước vừa phải, không được quá lớn. Nhất là những loại thực phẩm cứng thì tuyệt đối không cho chó ăn miếng to và phải cắt nhỏ ra để chó gặm dễ dàng hơn.

Chó bị hóc dị vật do nuốt phải đồ chơi

Chó là loài động vật khá năng động, chúng hết sức yêu thích và được chơi đùa với các món đồ chơi, nhất là chó con. Những món đồ chơi có thể là một quả bóng, một miếng xương giả hay đồ chơi rành riêng cho chó.

Chính sự hiếu động đã có trong bản năng, chó thường cắn, gặm các loại độ chơi xung quanh chúng. Rủi ro xảy ra là chó nuốt đồ chơi vào bên trong và bị dính vào cổ họng. Đa số các loại đồ chơi được làm từ vật liệu cứng nên sẽ khó vượt qua được cổ họng chó, thạm chị đó là khúc xương giả thì việc chó bị hóc xương cũng có thể xảy ra khi chúng chơi đùa.

chó bị hóc xương

Dấu hiệu nhận biết chó bị hóc xương

Chó bị hóc xương là một tai nạn thường gặp trong quá trình ăn uống, phần lớn là do bất cẩn và chó con thường gặp tình trạng này nhất. Hóc xương là một tình huống nguy hiểm đối với cả chó và ngay cả con người cũng thế. Gây ra những cảm giác khó chịu, thậm chí là đau và còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của chó. Vậy thì những biểu hiện chó bị hóc xương là gì?

– Bạn sẽ thấy chó bị ho, khạc, thậm chí là nôn liên tục. Chúng đang cố gắng để đẩy phần xương hay dị vật đang mắc kẹt trong cổ họng ra ngoài.

Chó bị nôn và còn kèm theo rất nhiều nước dãi, bao gồm cả phần thức ăn mà chó đã ăn.

– Phần miệng của chó luôn cố gắng mở rộng hết mức để khạc xương hay dị vật ra ngoài.

– Khi chó bị hóc xương và kẹt lại trong cổ họng trong một thời gian dài mà chưa đẩy ra ngoài được, bạn sẽ thấy dấu hiệu chó bỏ ăn hay chó ăn ít hơn bình thường (lý do là phần xương bị mắc kẹt trong cổ họng làm chó bị đau, mệt mỏi)

Với những biểu hiện khá rõ ràng này, bạn cần phải phát hiện sớm tình trạng chó bị hóc xương để sớm có giải pháp xử lý phù hợp. Những tình huống nguy hiểm cần đưa chó đến cơ sở thú y ngay lập tức để đảm bảo tính mạng cho chó.

Cách chữa chó bị mắc xương tại nhà

Tùy mức độ nghiêm trọng khi chó bị hóc xương mà có cách chữa trị thích hợp nhất, sau đây là những cách chữa chó bị mắc xương thường được lựa chọn.

Chữa chó bị hóc xương bằng phương pháp thủ công

Cách làm này được sử dụng khi chó cưng bị hóc xương cá hay xương gà kích thước nhỏ. Bạn dùng một bao tay loại bề mặt trơn để tạo sự thoải mái cho chó và mang lại nhiều hiệu quả hơn. Đồng thời nhờ thêm một người khác để hỗ trợ bạn trong việc gắp xương ra khỏi cổ họng của chó.

Sau khi đã chuẩn bị được bao tay và người hỗ trợ thì hãy giữ chó nằm yên, một tay dùng để mở miệng của chó, tay còn lại thì đưa sâu vào trong cổ chó từ từ và nhẹ nhàng để lấy xương ra. Chú ý là thao tác thật cẩn thận và phải đeo bao tay để đảm bảo an toàn cho bạn và tránh nguy cơ làm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của chó.

Đây là cách xử lý thủ công khi chó bị hóc xương nhẹ, được đánh giá mang lại nhiều hiệu quả. Cách làm này giúp bạn cảm nhận và đánh giá được một cách chính xác là đã đẩy được mẫu xương ra khỏi cổ họng của chó hay chưa.

chó bị mắc xương

Chữa chó bị hóc xương bằng vỏ cam

Nghe qua cách chữa chó bị hóc xương này có vẻ không hợp lý và logic, bởi vì vỏ cam thì liên quan đến chuyện này nhưng sự thật thì hiệu quả của cách làm này cũng rất cao. Cách xử lý này được lưu truyền trong dân gian và được áp dụng khá nhiều, vì vậy bạn có thể yên tâm trong việc tham khảo cách làm này và áp dụng với chú chó của mình.

Giải thích theo khoa học thì tác dụng của vỏ cam là giúp làm mềm xương kích thước nhỏ, bởi vì trong cam có chứa vitamin C, đây là yếu tố chính giúp làm mềm xương. Về mặt khoa học thì cách chữa chó bị hóc xương bằng vỏ cam có tính logic và hợp lý.

Trước tiên, bạn chuẩn bị một ít vỏ cam tươi và đưa vào miệng chó, để chó ngậm khoảng 15 đến 20 phút. Nếu chỉ là một mảnh xương nhỏ thì chúng sẽ tan và trôi vào trong bụng, trường hợp là khúc xương lớn thì cách làm này không mang lại tác dụng.

Kỹ thuật Heimlich Maneuver cho chó bị mắc xương

Với cách làm bằng vỏ cam phía trên bị giới hạn về kích thước xương nhưng với kỹ thuật Heimlich thì sẽ xử lý được xương hay dị vật kích thước lớn mắc trong cổ họng của chó.

Áp dụng đối với chó con bị hóc xương

– Để chó nằm ngửa một cách cẩn thận, phần đầu đặt thẳng trên gối hay kê trên đồ vật mềm.

– Tiếp theo ấn nhẹ vào phần bụng ở khu vực dưới lồng ngực của chó để tạo ra áp lực nhằm đẩy xương hay dị vật ra bên ngoài.

Áp dụng với chó trưởng thành bị mắc xương

– Cách 1: Bạn nắm hai chân sau của chó rồi nhấc từ từ lên, sau đó hướng phần đầu chó xuống dưới để tạo tư thế và áp lực đẩy dị vật, xương ra ngoài. Chú ý không nên áp dụng với chó có kích thước quá lớn.

– Cách 2: Giữ chó ở tư thế đứng rồi dùng hai tay ôm vào vòng eo của chó, khu vực phía dưới lồng ngực. Tiếp theo tạo lực ép vòng bụng của chó theo chiều thẳng hướng lên trên và phía trước một cách nhẹ nhàng.

– Cách 3: Giữ chó ở tư thế nằm ngang như tư thế chó ngủ, dùng một tay giữ sau lưng chó còn tay kia thì ép vào bụng theo chiều hướng lên trước về phía cổ của chó.

Sau khi áp dụng từng cách chữa chó bị hóc xương ở trên thì kiểm tra xem khúc xương hay dị vật mắc trong cổ họng của chó đã di chuyển ra ngoài hay chưa.

Cho chó nuốt cơm trắng, rau… để chữa chó bị hóc xương

Đây cũng là cách làm có nguồn gốc từ dân gian và được khá nhiều người áp dụng. Cách làm cũng không có gì khó khăn, chuẩn bị một nắm cơm trắng hay rau luộc (dùng loại rau có cọng dài) rồi đưa vào miệng chó để chúng nuốt xuống dạ dày. Theo đó, khúc xương sẽ bị cuốn theo cơm hay rau đi xuống dạ dày. Tuy nhiên nhược điểm của cách làm này là chỉ mang lại hiệu quả với những mẫu xương nhỏ.

Phân biệt chó bị hóc xương và chó bị ho khạc

Một trong những biểu hiện chó bị hóc xương là ho khạc, điều này làm nhiều người hiểu lầm là chó đang bị cúm hay mắc bệnh lý nào đó khiến chó bị ho. Bạn có thể chẩn đoán thông qua 2 tình huống sau đây.

– Nếu trước khi ăn chó có sức khỏe bình thường nhưng sau khi bạn cho chó ăn xương thì chó bị ho khạc thì khả năng cực kì cao là chó đã bị hóc xương.

– Trường hợp chó đã có dấu hiệu bị ho khác mà lại không hề ăn xương thì có thể chó đã bị nhiễm cúm hay chó mắc bệnh Care.

Làm gì khi phát hiện chó bị mắc xương?

Khi chó bị hóc xương thì cho dù là chó con hay chó trưởng thành thì chúng sẽ bị hoảng loạn tinh thần, ngay cả chủ nuôi cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi gặp tình huống này. Dù sao thì bạn cũng phải giữ sự bình tĩnh cao nhất để có hướng xử lý để giúp chó vượt qua tai nạn hóc xương này.

Ngay khi phát hiện chó hóc xương thì bạn hãy dừng lại ngay việc ăn uống của chó, giữ vững tâm lý và sự bình tĩnh là chìa khóa giúp bạn đủ tỉnh táo để xử lý tốt tình huống này.

Về mặt tinh thần bạn hãy vuốt ve và ở bên cạnh chú chó giúp chúng cảm thấy yên tâm vì sự có mặt của bạn. Đây chính là lời động viên về tinh thần để cún cưng bớt lo lắng, sợ hãi và phối hợp với bạn để đẩy xương hay dị vật ra khỏi cơ thể.

Xem thêm: Chữa trị chó đi ngoài ra máu

Tuyệt đối không sử dụng tay trần mà cần phải đeo bao tay nếu bạn áp dụng cách chữa chó bị hóc xương thủ công như đã trình bày ở trên. Nếu tự tin và khả năng của mình thì bạn có thể tự thực hiện, hoặc nhờ sự trợ giúp từ người khác có chuyên môn và kinh nghiệm hơn. Bởi vì những bất cẩn hai sai xót nào khi móc xương ra ngoài có thể làm tổn thương cổ họng của chó.

Chú ý giữ chó ở yên vị trí, không để chó chạy nhảy vì sẽ làm tình trạng chó bị hóc xương trở nên khó chữa trị hơn. Chưa kể những rủi ro xương nguy hiểm như xương đâm sâu vào cổ họng của chó.

Những điều cần lưu ý khi chó bị hóc xương?

Khi chó bị hóc xương thì hãy tập trung tìm cách giải quyết thông qua những cách chữa trị ở trên. Dù là chó hóc xương cá hay xương gà thì chúng ta có thể yên tâm phần nào nhờ vào bản năng phòng vệ của chó. Từ đó tìm phương pháp thích hợp để giúp chó vượt qua tình huống không may này, chú ý những điều sau đây.

Trước hết là tạm dừng mọi hoạt động ăn uống của chó, bởi vì nếu chó vẫn ăn thêm thức ăn vào thì có nguy cơ làm mảnh xương đâm sâu vào cổ họng hơn, làm tình hình trở nên phức tạp hơn. Hãy cố gắng chẩn đoán xem mẫu xương chó đang mắc phải có quá to hay không rồi tính tiếp.

Khi chó bị hóc xương thì chúng sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu và rất dễ bị kích động. Lúc này có thể chúng sẽ rất hung dữ nên bạn cần cẩn thận, hãy an ủi chúng thông qua hành động vuốt ve để chúng bình tĩnh hơn. Nhất là phải nhẹ nhàng khi thực hiện các biện pháp đẩy xương ra khỏi cổ họng của chó.

Trong những tình huống chó gặp nguy hiểm hay bạn không biết cách chữa trị chó bị hóc xương thì hãy nhanh chóng đưa chó đến bác sĩ thú y để cấp cứu. Những chuyên gia thú y có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ biết cách lấy mảnh xương ra khỏi cơ thể của chó. Nếu để tình trạng này kéo dài thì nguy cơ cao là chó sẽ gặp nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Nhiều người thắc mắc chó hóc xương có tự hết được không? Tùy theo mảnh xương lớn hay nhỏ và tùy vào khả năng của từng chú chó mà chúng có tự khạc mảnh xương ra được hay không. Nếu tình huống xấu xảy ra là khúc xương bị mắc ở cổ họng lâu ngày thì dễ làm nhiễm trùng, rất nguy hiểm cho tính mạng của chó.

chó hóc xương

Đề phòng chó bị hóc xương

Thường rất nhiều chủ nuôi cho chó ăn uống một cách tùy tiện, bao gồm cả việc cho chó ăn xương. Đây là một sự chủ quan lớn đến từ chủ nuôi, một hình thức cho chó ăn khá sai lầm. Phần lớn các trường hợp chó bị mắc xương là do chúng cắn phải khúc xương to, cứng hay xương chữ T khá nguy hiểm. Cho nền cần phải băm nhỏ và làm mềm xương trước khi cho chó ăn để đảm bảo an toàn cho chó.

Nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể giám sát quá trình ăn uống của chó, đảm bảo chúng ăn uống cẩn thận, chậm rãi và nhai kỹ. Giám sát chó ăn uống trong từng bữa là việc gần như không thể vì chúng ta không có đủ thời gian làm việc này. Tốt nhất là hãy hình thành thói quen ăn uống tốt cho chó ngay từ khi chúng còn nhỏ, không những giảm nguy cơ chó bị mắc xương mà còn giúp hệ tiêu hóa của chó hoạt động tốt hơn.

Xương là món ăn khoái khẩu của mọi chú chó và rất tốt cho sức khỏe, mọi chú cún đều thích gặm xương. Tuy nhiên, mặt hạn chế là răng của chó sẽ giảm chức năng, bị yếu đi nếu như chúng ăn xương quá nhiều. Vì vậy cần phải cân đối lại chứ không phải ngày nào cũng cho cún gặm xương thoải mái.

Để hạn chế nguy cơ chó bị mắc xương thì chỉ nên cho chó ăn các loại xương như: xương đã nấu nhừ; xương nhỏ, mềm, không sắc; xương ống bò, heo…

Những loại xương không nên cho chó ăn ăn như: xương chưa qua chế biến; xương có kích thước lớn hoặc nhiều góc cạnh; xương gà, xương cá lớn (khi gãy sẽ tạo ra rất nhiều mảnh nhỏ rất nguy hiểm)…

Bên cạnh đó, để đáp ứng sở thích gặm xương của cún thì bạn có thể cho chó sử dụng các loại xương giả, kẹo ngậm hình xương…

Lời kết

Để yêu thương và chăm sóc một chú chó đúng phương pháp và hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng. Ít nhất chủ nuôi phải có kinh nghiệm hay kiến thức chăm sóc thú cưng.

Qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống chó bị hóc xương. Nhằm đảm bảo sự an toàn về sức khỏe và tính mạng của cún yêu. Chúc bạn và cún cưng của mình luôn được khỏe mạnh trong cuộc sống.

Xem thêm: Các loại thức ăn cho chó

error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền