chó bị nôn

Nguyên Nhân Chó Bị Nôn và Cách Chữa Trị Chó Bị Ói

Chó bị nôn là một vấn đề thường thấy với những người nuôi thú cưng, nhìn chung đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho đang gặp vấn đề nào đó vệ hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe của chó nói chung.

Để ngăn ngừa những tình huống xấu hơn có thể xảy ra thì người nuôi chó cần tìm hiểu nguyên nhân chó bị nôn và những biện pháp xử lý hiệu quả. Nếu như tình huống nguy hiểm hơn thì phải đưa đến cơ sở thú y để được điều trị kịp thời.

Phân biệt khi chó bị nôn và ợ

Có thể bạn chưa biết, loài chó cũng có thể ợ và đẩy thức ăn không tiêu hóa được ra ngoài cơ thể mà không cần lực tác động ở bụng, đồng thời cũng không xuất hiện dấu hiệu bệnh nghiêm trọng nào. Khi chó ợ thì thức ăn sẽ được đưa lên cao và thông qua trọng lực để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Nhưng ở một số trường hợp chó bị nôn mửa cấp tính thì chó sẽ đẩy tất cả những gì có trong dạ dày ra ngoài do cơ bụng. Bạn có thể quan sát dấu hiệu chó gập người lại để nôn, trong bã nôn sẽ có mùi hôi khó chịu.

Ợ là một hiện tượng liên quan đến thực quản hay những vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn đầu. Ví dụ như trường hợp chó ăn nhiều và ăn nhanh, phần thức ăn chó ợ ra thường là chưa được tiêu hóa.

Nếu chó bị ợ thường xuyên kéo dài thí có thể chúng đang mắc phải bệnh nào đó, vì vậy nên đưa chó đi khám bác sĩ thú y nếu tình trạng ợ không thuyên giảm.

Nguyên nhân chó bị nôn là gì?

– Triệu chứng chó bị nôn có thể xuất phát từ đường ruột đang gặp vấn đề nào đó, do ăn không tiêu hay ăn phải thức ăn có độc như bả chuột…

– Do chó bị ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại tấn công, chó mắc bệnh Parvo hay Care. Lúc này đường ruột của chó sẽ bị tổn thương khá nhiều làm cho nhu động ruột yếu. Từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, thức ăn không tiêu hóa được gây ngộ độc.

– Chó bị nôn khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu, hư hỏng.

– Do thời thiết tiết thay đổi thất thường làm sức đề kháng của chó bị giảm đi đáng kể.

– Chó bị viêm tụy, viêm mật với những dấu hiệu mệt mỏi, nằm ủ rũ, chó hay liếm môi, đuôi thì cụp xuống. Chó bị nôn da dịch có bọt màu trắng đục, nôn liên tục mất kiểm soát và có cả hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.

– Khi ăn phải thức ăn không phù hợp như Socola, singum, kem…cũng là nguyên nhân làm chó bị nôn mửa vì chúng không tiếp nhận được những loại thực phẩm này.

– Đặc điểm của chó là khá tinh nghịch, hay cắn thứ này thứ khác nên dễ nuốt phải dị vật. Làm dị vật mắc kẹt trong cổ và nguy hiểm hơn là vào trong đường ruột, lúc này cần có sự trợ giúp của bác sĩ thú y để tiến hành lấy dị vật ra.

– Chó nuốt phải hóa chất độc hại hay những xà phòng, nước rửa chén…có sẵn trong nhà. Dùng xilanh để bơm dấm chua nay nước chanh, trà xanh vào để kích thích chó nôn ói ra.

– Mắc bệnh viêm đường ruột cũng sẽ làm chó bị nôn kèm theo những triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi.

chó bị nôn ra dịch vàng

Kiểm tra bã nôn giúp xác định chính xác nguyên nhân

Bạn cũng nên quan sát phần bã chó nôn ra xem có giấy, bọc, nhựa vụn, xương bên trong hay không. Mặc dù chó thích gặm xương nhưng bạn cũng không nên chiều theo ý chúng, bởi vì xương là dị vật chó dễ mắc phải và là nguyên nhân làm chó bị nôn. Trường hợp trong bã nôn có máu kèm theo thì bạn phải nhanh chóng đưa chó đi bệnh viện thú y ngay lập tức, để lâu sẽ dẫn đến nguy cơ mất nhiều máu và tử vong.

Nếu như bạn xác định không có vật thể lạ trong bã nôn thì hãy quan sát thêm hình dạng, tính chất của bã nôn. Cố gắng đoán xem bã nôn có phải là dạng thức ăn chưa tiêu hóa hay bã nôn ở dạng lỏng. Bạn cần chụp hình hoặc ghi chú lại những gì đã nhìn thấy nhằm cung cấp “bằng chứng” cho bác sĩ thú y khi chó bị nôn kéo dài.

Thông qua những gì bạn cung cấp thì bác sĩ thú y sẽ có thêm cơ sở để đánh giá về tình trạng của chó và có cách điều trị phù hợp.

Trường hợp chó bị nôn ói đặc biệt

Với một vài chú chó bị nôn mữa kinh niên, có nghĩa là chúng thường nôn mửa với tần suất cao. Có thể là vài lần một tuần hay nôn mửa nhiều hơn thế, có thể xem đây là một điều bình thường với chúng (nếu không có dấu hiệu nặng như tiêu chảy, nôn ra máu…). Lúc này, người chủ nuôi chó sẽ có 2 cách xử lý như sau:

– Đầu tiên là trường hợp chó bị nôn ói vào buổi sáng một cách thường xuyên, khi chúng chưa ăn gì thì có thể chó đang có vấn đề về túi mật. Bạn hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, nên là những loại thức ăn dễ tiêu hóa và đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Thứ hai là trường hợp nhiều chú chó không thể tiếp nhận hay chúng bị dị ứng với nhiều loại thức ăn. Nghĩa là chỉ cần bạn cho chúng ăn những loại thức ăn mà bản thân chúng bị dị ứng thì hiện tượng chó bị nôn sẽ xảy ra. Bạn hãy thử đổi sang loại thức ăn khác để giảm dị ứng ở chó, chắc hẳn sẽ có hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể tự chế biến thức ăn cho chó, miễn sao phù hợp là được. Nhưng cách này thì hơi mất thời gian và công sức của bạn đấy.

Nếu tình trạng chó bị nôn không có nhiều sự cải thiện khi bạn đã thử nhiều cách điều trị thì bạn nên đưa đi khám ở bác sĩ thú y.

Những triệu chứng chó bị nôn, bị ói

Sau đây là những triệu chứng, những biểu hiện thường gặp khi chó bị nôn bạn có thể tìm hiểu để nắm rõ hơn.

Chó bị nôn mửa, nôn trớ

Có 2 dạng nôn phổ biến ở chó là nôn mửa và nôn trớ. Trong đó nôn mửa là dấu hiệu bệnh nguy hiểm cần chữa trị sớm, còn nôn trớ là một hiện tượng khá bình thường. Vì vậy bạn cần phải xác định chó bị nôn mửa hay nôn trớ để có hưởng xử lý kịp thời và phù hợp.

– Khi chó bị nôn mửa là lúc chúng đang cố gắng để tống khứ các chất, thức ăn có trong dạ dày của chúng. Thường thì bã nôn của chó là thức ăn đã được tiêu hóa một phần. Trước khi chó ói ra thường sẽ có những dấu hiệu như chảy nước miếng, cơ thể khó chịu kèm theo một cái bụng bị co thắt.

– Còn trường hợp chó bị nôn trớ là cơ chế loại bỏ thức ăn chưa được tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Thường là thức ăn chỉ mới đến dạ dày hay thức ăn vẫn còn trong thực quản. Hiện tượng nôn trớ xảy ra ở chó khi chúng mới ăn xong, hay do chó ăn quá nhanh và quá nhiều.

chó nôn ra bọt trắng

Chó bị nôn ra bọt vàng, bọt trắng

Chó bị ói ra bọt vàng thường xảy ra khi chó bị đói vào lúc giữa đêm hay sáng sớm chưa ăn gì. Dịch vàng mà chó nôn chính là do dịch mật tiết ra.

Khi chó bị nôn ra bọt trắng thì trong dịch nôn có nhiều bọt, quan sát sẽ thấy bọt còn dính lại ở 2 bên mép của chó sau khi nôn ói. Bạn sẽ thấy phần bọt nhiều và rõ hơn khi chó nôn lúc đói bụng.

Nếu như chó nôn ra dịch vàng thì trường hợp này có thể loại bỏ khả năng chó nuốt phải dị vật.

Khi tần suất chó bị nôn lúc bụng đói ở mức cao thì có thể dạ dày của chó có vấn đề, hãy đưa chó đi khám ngay lập tức.

Xem thêm:

Chó nôn ra bọt vàng

Chó nôn ra bọt trắng

Trường hợp chó con bị ói

Nếu như chú chó của bạn là chó trưởng thành thì khi chó bị nôn, bị ói thì bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân và theo dõi thêm những triệu chứng liên quan khác nếu có. Nhưng đối với chó con bị nôn ói thì bạn không nên chờ đợi, cần phải can thiệp ngay lập tức.

Bởi vì chó con có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu nên sẽ nhanh bị mất nước dẫn đến kiệt sức. Ngoài ra, những dấu hiệu nôn ói mà kèm theo tiêu chảy thì khả năng cao chó mắc bệnh Parvo hay bệnh Care ở chó rất nguy hiểm.

Chó bị nôn ra thức ăn

Nếu như là một chú cún mới chuyển về nhà mới với người chủ mới thì chúng cần có nhiều thời gian để hòa nhập, thích nghi với môi trường sống và nhiều yếu tố khác.

Với khẩu phần ăn cũng vậy, nếu là một loại thức ăn mới hoàn toàn so với thức ăn trước đó thì chúng chưa quen dẫn đến chó bị nôn ra thức ăn.

Nguyên nhân có lẽ là do hệ tiêu hóa của chó đã quen với loại thức ăn, khẩu phần ăn trước đó cùng với hàm lượng dinh dưỡng quen thuộc. Khi phải tiếp nhận một loại thức ăn quá mới mẻ có thể làm cho chó bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến hiện tượng chó bị nôn ra thức ăn.

Đây là vấn đề thường gặp ở những chú chó con chỉ mới 2-3 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của chó con vẫn đang trong quá trình hình thành ổn định, còn non nớt và dễ mẫn cảm với nhiều loại thức ăn. Do đó chó con hay bị nôn bỏ ăn là điều khá dễ hiểu.

Việc quan trọng mà chủ nuôi cần quan tâm là chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày của cún, nếu thay đổi thực phẩm thì từ từ từng chút một để cún thích nghi. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột sẽ làm chó bị “sốc” và làm chó bị nôn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của cún. Ngoài ra cũng phải quan tâm đến chất lượng bữa ăn đảm bảo những thành phần dinh dưỡng thiết yếu.

Những loại thức ăn đã bị hỏng, bị ôi thiu hay thức ăn hạt hết hạn sử dụng cũng là nguyên nhân làm chó bị nôn. Và khi bị dị ứng thức ăn cũng gây ra hiện tượng này, cụ thể là những vấn đề liên quan đến rối loạn enzym tiêu hóa ở chó.

Đối với chó con thì bạn cần theo dõi quá trình ăn uống của chúng đễ chuẩn bị khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng và sự phát triển cho sức khỏe của thú cưng.

Những hệ quả xảy ra khi chó bị nôn

Nếu không phải là một bé cún mới chuyển đến nơi ở mới hay cún con mà là hiện tượng chó bị nôn thức ăn xảy ra ở chó trưởng thành thì sao. Nguyên nhân có thể là do chó ăn quá nhanh, ăn quá nhiều cùng một thời điểm hay chó nuốt phải lông vào dạ dạy. Lúc này sẽ có những dấu hiệu như chó chảy nước bọt, phần thức ăn mới được ăn vào chưa tiêu hóa sẽ bị nôn ra lại và kèm theo biểu hiện run rẩy sau khi nôn.

Nếu chó bị nôn bỏ ăn, thường triệu chứng này sẽ đi chung với việc chó bị tiêu chảy ra máu. Rất có thể chó bỉ nhiễm giun, ký sinh trùng do đã lâu chưa được tẩy giun. Việc giun sán phát triển sẽ làm chó bị nôn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa ở chó.

Khi chó nôn ói ra máu sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng hơn, cần phải đưa cún đến bệnh viện thú y gần nhất để có biện pháp chữa trị kịp thời. Lúc này thân nhiệt của chó sẽ tăng lên rất cao và cần uống nhiều nước. Phần bụng có thể phình to bất thường, mắt lờ đờ và có thể kèm theo tiêu chảy.

chó nôn ói ra dịch vàng

Biện pháp chữa trị chó bị nôn tại nhà

– Khi phát hiện chó bị nôn thì phải ngưng cho chó ăn ít nhất 12 tiếng và tiếp tục theo dõi những biểu hiện khác, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân là gì.

– Phải bổ sung nước đầy đủ, liên tục và lúc này này chó bị mất nước khá nhiều và nhanh. Bạn có thể cho chúng uống nước lọc hay nước điện giải để cân bằng lại.

– Nếu những triệu chứng chó bị nôn ói không còn xảy ra thì từ từ cho chúng ăn trở lại. Nhưng cho ăn ít trước với những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và nhớ bổ sung thêm chất xơ.

– Với những trường hợp chó ăn nhanh, ăn nhiều thì hãy điều chỉnh lại tốc độ ăn của chúng bằng cách chia thành nhiều bữa ăn và dùng bát nhỏ, khay nhỏ khi cho chúng ăn.

Dành cho bạn: Cách chữa bệnh chó bị nôn bỏ ăn tại nhà

Trường hợp chó bị nôn ói cần đến bác sĩ thú y ngay

– Nếu bạn xác định chắc chắn nguyên nhân làm chó bị nôn là do chúng nuốt phải dị vật, vật cứng nào đó và chúng không tự đào thải ra được. Trường hợp này thì không nên do dự, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện thú y gần nhất để xử lý.

– Biểu hiện nôn ói lên tục trong 1-2h và tiếp tục lặp lại sau đó, có kèm theo tiêu chảy.

– Khi phần bụng của chó bị chướng lên một cách khác thường.

– Khi chó bị mất nước nhanh, thở khò khè, hổn hển. Mắt lờ đờ đi đứng không vững.

Những trường hợp chó bị nôn ở mức độ nguy hiểm thì cần đến cơ sở thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ thú y sẽ có những chẩn đoán ban đầu thông qua những xét nghiệm như chụp X-quang, xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, siêu âm…

Cách chăm sóc chó bị nôn bị ói

Hãy đồng hành cùng chú chó thân yêu của mình, sau khi tìm hiểu những nguyên nhân cũng như kiến thức liên quan đến vấn đề chó bị nôn. Bạn cũng nên nắm bắt những cách chăm sóc tốt nhất để giúp chó nhanh hồi phục sức khỏe.

Sau khi chó ói thì bạn hãy dùng khăn mềm để lau đi phần dịch nôn còn sót lại ở khóe miệng của chúng. Việc làm này vừa giúp cơ thể của chó sạch sẽ và chó cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Ngoài ra cũng cần quan tâm đến việc vệ sinh chỗ ở, nơi nghỉ ngơi của chó để giữ môi trường sống sạch sẽ.

Sau khi chó bị nôn bạn cần cho chúng ở nơi thoáng mát vào ban ngày, giữ ấm cho chó vào ban đêm để chúng nhanh hồi phục hơn.

Những sự quan tâm, chăm sóc từ người chủ nuôi luôn có những tác dụng đáng kể về nhiều mặt để giúp chó hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Chế độ ăn sau khi chó bị nôn

Sau khi chó bị nôn cần có chế độ chăm sóc về thức ăn phù hợp để cải thiện tình hình và giúp chó lấy lại sức khỏe ban đầu.

Ngưng cho chó ăn trong vòng ít nhất 12 tiếng

Khi bị nôn mửa thường sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm chó bị nôn nhiều hơn nếu nạp thức ăn vào ngay sau khi nôn. Lúc này dạ dày cần có thời gian để ổn định trở lại, và giúp bạn có thể xác định được nguyên nhân gây nôn có phải là do thực phẩm hay không. Không nên cho chó ăn ngay cả khi chúng tỏ vẻ đói bụng, đây còn là cách để loại bỏ những thứ gây nôn ở chó.

Trường hợp là chó con thì bạn không nên cho nhịn ăn quá 12 tiếng, nếu chó đang mắc phải những bệnh khác thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi để chó nhịn ăn.

Cho chó uống nước đầy đủ

Cứ sau 1 tiếng thì bạn cho chó uống nước một lần, số lượng nước cho uống dựa trên cân nặng của cún. 1kg cân nặng tương đương 2 muỗng cà phê nước, cứ như vậy nhân lên. Khi chó bị nôn sẽ mất rất nhiều nước, vì vậy bạn nên chó chúng uống nước liên tục và đầy đủ. Nếu như chó không thể uống được nước cho dù là một lượng nhỏ thì cần đưa đi bác sĩ thú y để kiểm tra.

Bên cạnh đó bạn có thể cân nhắc cho chó uống nước điện giải như Pedialyte hay Lectade có bán ở phòng khám thú y. Thực hiện cách pha nước và cho chó uống với số lượng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao gì. Thức uống này có tác dụng làm dịu dạ dày và chống mất nước khi chó bị nôn. Trở ngại ở đây là không phải chú chó nào cũng thích mùi vị của loại nước này, có thể chúng sẽ khó chịu.

chó nôn ra bọt vàng

Bổ sung nước nếu chó không chịu uống

Nhất định phải bổ sung nước cho chó bằng mọi cách, ví dụ như nhúng khăn vào nước rồi lau nứu cho chó giúp chó làm mát miệng mỗi khi chó cảm thấy buồn nôn khi uống nước. Ngoài ra những thức uống khác như trà gừng, bạc hà ấm giúp xoa dịu dạ dày và hệ tiêu hóa. Mỗi lần cho chó uống chỉ cần vài thìa và chia ra nhiều lần.

Có thể cân nhắc cho chó uống nhiều loại nước, nếu loại nào phù hợp với khẩu vị của chó thì chọn loại đó.

Bắt đầu cho chó ăn trở lại từ từ

Sau khoảng 12 tiếng sau khi chó bị nôn ói thì bạn có thể bắt đầu cho chó ăn lại thức ăn với số lượng ít, tốt nhất là thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu hóa. Những loại thực phẩm như thịt gà, bò, nội tạng sẽ cung cấp lượng đạm cần thiết cho chó. Hay khoai tây luộc, phô mai ít béo, cơm nấu mềm chín sẽ bù đắp lượng cacbon-hydrate cho chó. Thức ăn cho chó cần được nấu chín, không nêm gia vị và dễ tiêu hóa.

Nếu tình trạng chó bị nôn ói không còn xảy ra thì tiếp tục cho chó ăn một lượng ít sau khoảng 1 đến 2 tiếng, cứ như thế với nhiều bữa ăn nhỏ. Ngược lại, chó tiếp tục bị ói thì phải đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe.

Từng bước cho chó ăn trở lại như bình thường

Sau khoảng 1 ngày tập cho chó ăn trở lại với thức ăn nhạt thì bạn có thể bắt đầu cho chó ăn lại như một bữa ăn thông thường. Nhưng cần trộn theo tỉ lệ 50% thức ăn nhạt và 50% thức ăn thông thường, sau đó tăng tỉ lệ thức ăn bình thường lên.

Mạnh dạn cho chó ăn uống bình thường trở lại nếu như không nhận thấy chó bị nôn như trước nữa. Tuy nhiên cần thực hiện và giám sát quá trình chăm sóc chó một cách tốt nhất và đưa chó đi bác sĩ thú y nếu cần thiết.

Nhưng khi chó ăn bình thường trở lại mà bị ói nữa thì phải đưa đến bệnh viện thú y gần nhất, đồng thời ghi chú lại những biểu hiện của chó và quá trình chăm sóc cho để bác sĩ thú y nắm bắt tình hình.

Biện pháp phòng ngừa chó bị nôn ói

– Để phòng tránh chó bị nôn thì bạn không nên thay đổi thức ăn, khẩu phần ăn hàng ngày của chó một cách đột ngột.

– Không được để chó cắn, nhai những món đồ chơi, dị vật hay bất kì đồ vật nào có thể gây nguy hiểm cho chó. Đôi khi chó gặm xương cũng rất nguy hiểm vì nguy cơ mắc xương nhỏ là có chứ không phải không.

– Nên vệ sinh bát, khay đựng thức ăn cho chó mỗi ngày để đảm bảo không có vi khuẩn gây hại xâm nhập.

– Không nên cho chó ăn thức ăn cũ, ôi thiu hay hết hạn sử dụng..

– Khi đưa chó đi dạo bên ngoài thì nên sử dụng dọ mõm để ngăn không chó chúng tiếp cận thức ăn, đồ vật ngoài đường.

– Tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh cho chó để chúng có đề kháng tốt và bảo vệ sức khỏe toàn diện.

– Nếu chó bị nôn thì phải bình tĩnh để xử lý, kịp thời đưa đi bác sĩ thú y trong những trường hợp nguy hiểm.

Lời kết

Mặc dù hiện tượng chó bị nôn bỏ ăn diễn ra khá phổ biến ở thú cưng nhưng không phải vì vậy mà chủ quan. Cần phải quan tâm, theo dõi và quan sát dịch ôn, bã nôn để chẩn đoán nguyên nhân. Chú ý đến khoang bụng có bị phình to bất thường hay không, từ đó có những chẩn đoán có phải chó bị nôn chỉ là phản xạ bảo vệ cơ thể tự nhiên của chó. Việc đánh giá tình huống có nguy hiểm hay không nhằm đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe và tính mạng của chó.

Hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan để đánh giá tình hình khi chó bị nôn ói. Chúc bạn và cún yêu của mình luôn khỏe mạnh trong cuộc sống.

Xem thêm: Các loại thức ăn cho chó tốt nên dùng thử
error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền