Mèo bị nôn là một trong những hiện tượng thường gặp khi nuôi mèo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, có thể là phản vệ tự nhiên hay triệu chứng của một bệnh lý nào đó ở mèo.
Để nhận biết được khi nào mèo bị nôn ói thì không đang lo ngại và khi nào thì mèo đang gặp vấn đề về sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách chữa trị trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân mèo bị nôn là gì?
Thường thì mèo bị nôn có thể là do mèo ăn phải thức ăn nào đó không phù hợp với hệ tiêu hóa, mèo ăn quá nhanh quá nhiều hay vận động sau khi ăn. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp mèo bị ói là do những vấn đề liên quan đến đường ruột, dạ dày hay những bộ phận khác trong cơ thể. Sau đây là những nguyên nhân làm cho mèo bị nôn và bạn cần phải chú ý với những trường hợp này.
Mèo bị ngộc độc dị ứng thực phẩm
Một số bé mèo nôn ói do dị ứng với thực phẩm hay cũng có thể do hệ tiêu hóa của mèo nhạy cảm hơn bình thường. Lúc này hệ miễn dịch của mèo sẽ phản ứng với những loại thực phẩm nhất định và làm viêm niêm mạc ruột dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy.
Khi mèo bị ngộ độc bởi hóa chất hay những thực vật gây độc…thì cũng sẽ làm cho mèo bị nôn mửa.
Ngoài ra, dị ứng cũng là một triệu chứng khá phổ biến ở mèo. Đây là nguyên nhân làm mèo bị ói do viêm đường tiêu hóa, thường gặp phải khi mèo ăn thức ăn gây kích thích cao. Những thực phẩm hay gây dị ứng ở mèo có thể kể ra là hải sản, sữa, ngô…và các sản phẩm làm từ nguyên liệu này. Bên cạnh đó, những thành phần khác như chất bảo quản, phẩm màu cũng dễ làm cho mèo bị nôn ra thức ăn. Hơn thế nữa, nhiều bé mèo còn có nguy cơ bị tiêu chảy mãn tính do tình trạng này gây ra.
Xem thêm: Cách chữa trị mèo bị tiêu chảy
Mèo bị nôn do chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống không phù hợp, ăn phải thức ăn không thể tiêu hóa hay do mèo ăn con vật bị chế.
Mèo ăn thức ăn quá nhiều và quá nhanh cũng sẽ làm cho mèo bị nôn mửa, đây là một nguyên nhân lành tính nên bản không phải lo lắng. Với mèo trưởng thành, mèo khỏe mạnh gặp hiện tượng này sẽ nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa.
Do thay đổi chế độ ăn đột ngột
Một sự thay đổi đột ngột về khẩu phần ăn hàng ngày của mèo sẽ rất khó để hệ tiêu hóa của mèo hòa hợp ngay lập tức. Nếu bạn muốn áp dụng chế độ ăn uống mới cho mèo thì cần có thời gian, thay đổi từ từ từng chút một.
Nên trộn một ít thức ăn mới vào thức ăn cũ để mèo làm quen, sau đó mới tăng dần lượng thức ăn mới để không làm hệ tiêu hóa của mèo bị “sốc” làm mèo bị nôn.
Cơ thể của mèo cần một quá trình làm quen chứ không thể thay đổi đột ngột được. Những sự thay đổi đột ngột dễ làm hệ tiêu hóa phản ứng với đồ ăn lạ dẫn đến phạn xạ bảo vệ cơ thể là nôn mửa.
Mèo bị nôn do nuốt phải dị vật hay chất độc
Nếu mèo nuốt phải dị vật, hóa chất từ môi trường bên ngoài hay trong gia đình như xà bông, chất tẩy rửa…cũng gây ra phản ứng làm mèo bị nôn ói liên tục.
Nếu tình hình không có dấu hiệu thuyên giảm đồng nghĩa với việc mèo không thể tự đào thải được dị vật ra bên ngoài, lúc này cần phải nhanh chóng đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất để kiểm tra.
Nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng đường tiêu hóa
Trường hợp mèo bị nhiễm khuẩn đường ruột như gian sán thì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mèo. Một khi những loại ký sinh trùng nay phát triển mạnh thì sẽ làm đảo lộn quá trình tiêu hóa ở mèo, làm mèo bị nôn bỏ ăn và sức khỏe yếu dần.
Với những loại ký sinh trùng bên ngoài da như ve, bọ…các chất độc trong răng hay tuyến nước bọt của ký sinh trùng sẽ gây hại cho cơ thể của mèo thông qua những triệu chứng ngứa ngáy, nôn ói, chán ăn.
Mèo bị nôn do bệnh viêm ruột, dạ dày
Viêm ruột là một bệnh lý và cũng là nguyên nhân khiến mèo bị nôn và tiêu chảy, triệu chứng phổ biến thường gặp kèm theo là sụt cân nhanh. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kì cơ quan nào trong đường ruột của mèo, ví dụ như dạy dày (viêm dạ dày), ruột non hay ruột già (viêm đại tràng).
Tình trạng bệnh lý này xuất phát từ những nguyên nhân như ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do ảnh hưởng của độc tố hay tác dụng phụ của thuốc gây ra…Một số trường hợp bị viêm dạ dày mức độ nhẹ và sẽ tự khỏi, nhưng với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y.
Mèo bị rối loạn chức năng cơ quan
Viêm tụy: Tụy là cơ quan có liên quan đến hệ thống nội tiết và vấn đề tiêu hóa ở mèo, biểu hiện của mèo bị viêm tụy là mèo bị nôn, bỏ ăn và có thể sốt.
Bệnh thận mãn tính: Căn bệnh này thường gặp ở mèo già, mèo đã sống lâu năm. Thận sẽ lọc chất thải từ máu, giữ vai trò cân bằng các chất dinh dưỡng và kiểm soát huyết áp. Bệnh thận mãn tính làm mèo bị nôn, đi ngoài, hôn mê, sụt cân và gia tăng lượng nước cần tiêu thụ. Nếu để lâu thì bẹnh sẽ có những diễn biến nặng hơn, những sự điều trị kịp thời sẽ có kết quả tốt hơn rất nhiều.
Bệnh gan nhiễm mỡ: Đây không phải là nguyên nhân làm mèo nôn ói nhưng nếu đồ ăn bị nôn ra liên tục, kéo dài thì nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ là rất cao. Đây là bệnh có thể chữa trị nếu can thiệp sớm, để lâu có thể dẫn đến tử vong.
Mèo bị nôn do bệnh nội tiết
Bệnh cường giáp sẽ làm mèo bị nôn mửa thường xuyên, tăng cảm giác thèm ăn và mèo bị sụt cân cũng là dấu hiệu của bệnh cường giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức. Ngoài ra còn có những dấu hiệu thường gặp khác như tiêu chảy, khó chịu, suy nhược…Đối với lông của mèo thì có biểu hiện rối như không được chải chuốt.
Bệnh tiểu đường cũng là một bệnh nội tiết, mèo bị nôn ói là dấu hiệu phổ biến đầu tiên cho thấy sức khỏe của mèo đang bất ổn hơn so với bình thường. Cùng với những dấu hiệu khác như tăng cảm giác khát, sụt cân, yếu cơ…
Do búi lông
Đây là một nguyên nhân làm mèo bị nôn cũng hay gặp phải ở nhiều bé mèo, khi mèo tự liếm láp vệ sinh cá nhân thì vô tình chúng nuốt phải một số lượng lông nhất định vào trong ruột. Khi một lượng lớn lông tích tụ trong dạ dày thì rất khó để tiêu hóa, làm mèo bị nôn búi lông ra ngoài nên trong một số trường hợp sẽ thấy búi lông trong bã nôn của mèo.
Nguyên nhân này không có gì để lo ngại nhưng kéo dài thì thật sự không tốt. Nếu mèo cứ liên tục nuốt phải lông và tình trạng nôn búi lông diễn ra thường thì những búi lông còn xót lại sẽ làm tắc ruột rất nguy hiểm.
Mèo bị nôn và tiêu chảy
Khi mèo bị nôn kèm theo biểu hiện tiêu chảy kéo dài thì đây là vấn đề nghiêm trọng, cần phải được điều trị kịp thời vì lúc này mèo bị mất nước rất nhanh. Tình trạng này xảy ra khi mèo bị rối loạn tiêu hóa nặng hay do mèo bị ngộ độc hóa chất.
Nhất là với những bé mèo có tuổi đời nhỏ hơn 1 năm khi bị nôn ói kèm tiêu chảy kéo dài, khả năng caoo đây là dấu hiệu mèo mắc phải bệnh lý nguy hiểm là Care hay FIP.
Sau đây là những triệu chứng phổ biến khác thường xảy ra khi mèo bị nôn mà bạn phải hết sức lưu ý: mèo bỏ ăn, mệt mỏi, lờ đờ, mất nước…những dấu hiệu này khá nguy hiểm và bạn phải đưa mèo đi khám ở cơ sở thú y ngay lập tức.
Xem thêm: Mèo nôn ra dịch vàng
Chẩn đoán mèo mắc bệnh nôn mãn tính
Có nhiều nguyên nhân làm mèo bị nôn và cũng cần có thời gian để tìm hiểu và xác định nguyên nhân chính xác là gì. Cần phải xem xét tình trạng nôn mửa ở mèo có liên quan gì đến giống hay thói quen của mèo hay không.
Nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y, họ sẽ có những giải pháp xác định xem mèo có đang thật sự nôn mửa hay đây chỉ là hiện tượng nhai lại. Nhai lại là hiện tượng thức ăn trào ngược lại lên miệng và mèo có thể ăn lại thức ăn đã bị nôn này, đây là hành động theo bản năng mèo giữ lại thức ăn bị nôn ra.
Sau khi mèo bị nôn cần xác định thành phần có trong bã nôn và chú ý đến những biểu hiện khi nôn của mèo. Hãy ghi chú lại một cách kĩ lượng và nắm bắt thời gian mèo nôn ói.
Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng cần biết thêm những thói quen sinh hoạt, hoạt động hay các loại thuốc mà bạn đang cho mèo uống. Mọi yếu tố liên quan đều rất quan trọng và cần được theo dõi. Với những trường hợp mèo bị nôn ra dịch vàng hay mèo nôn ra máu sẽ khá nguy hiểm vì có thể mèo đang ở tình trạng nặng hơn.
Nguyên nhân mèo bị nôn thức ăn khô
Với những bé mèo chỉ ăn thức ăn khô và đôi khi mèo bị nôn thức ăn khô ngay sau khi vừa ăn xong. Một số trường hợp sản phẩm thức ăn khô trộn với thức ăn cho mèo khi vào dạ dày sẽ gây ra sự khó chịu. Và quá trình tiêu hóa có thể gây khó khăn để dạ dày tiếp nhận thức ăn nên theo phản ứng tự nhiên thì thức ăn đó bị đẩy ngược lại và ra khỏi cơ thể qua đường miệng.
Hiện tượng mèo bị nôn ra thức ăn không chỉ xảy ra khi mèo ăn thức ăn khô mà bao gồm cả những loại thức ăn khác như thức ăn tự làm, pate…Những triệu chứng thường gặp khác hay xảy ra kèm theo như: bỏ ăn, tiêu chảy, chảy nước dãi, mệt mỏi, mèo nôn ra dịch trắng, dịch vàng…Với bất kì biểu hiện nguy hiểm nào kèm theo thì bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra.
Hệ tiêu hóa của mèo cũng có những hoạt động theo chu kì, do đó nếu như mèo tiếp nhận thức ăn quá nhanh và nhiều thì có thể làm cho mèo bị nôn ra thức ăn. Nhất là những thức ăn chưa được nhai kĩ sẽ là tác nhân gây ra hiện tượng này.
Thường mèo ăn nhanh là do mèo đang quá đói hay chúng sợ bị mất phần ăn nên phải ăn nhanh. Khi thức ăn bị dồn vào dạ dày quá nhiều cùng một lúc thì sẽ bị đẩy ngược lại.
Điều trị y khoa khi mèo bị nôn
Trường hợp mèo bị nôn thường xuyên thì cần phải được điều trị bằng y khoa thông qua sự kết hợp của nhiều phương pháp như sau:
– Nếu như xuất phát từ những nguyên nhân như do thay đổi chế độ ăn đột ngột, do mèo bị dị ứng thức ăn, ăn nhanh và ăn nhiều,…thì cẩn phải sửa đổi lại cho phù hợp với để ngăn ngừa hiện tượng mèo bị nôn trở lại.
– Nếu do mèo ăn quá nhanh và quá nhiều thì điểu chỉnh lại khẩu phần ăn cũng như tốc độ ăn của mèo.
– Trường hợp nguy hiểm hơn thì cần truyền dịch và tiêm thuốc chống nôn, thăm khám bác sĩ thường xuyên để điều trị dứt điểm.
– Sử dụng thuốc đặc trị cho mèo bị nôn có chứa hoạt chất Maropitant, phổ biến là Cerenia
– Nên để mèo lại bệnh viện thú y để theo dõi vài ngày nếu mèo bị ói kèm theo tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi.
– Truyền dịch tĩnh mạch, chất điện giải và theo dõi kiểm tra thường xuyên, kết hợp điều trị bằng thuốc.
Cách chữa mèo bị nôn mửa tại nhà
– Trước tiên bạn phải ngừng cho mèo ăn thức ăn và cả việc uống nước cho đến khi biểu hiện mèo bị nôn dừng lại sau 2 tiếng.
– Sau đó bổ sung nước cho mèo trước khi áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giúp mèo dễ tiêu hóa.
– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn với từng lượng thức ăn nhỏ, không nên cho ăn một lần quá nhiều thức ăn.
– Nên cho mèo ăn thức ăn mềm như cơm nấu chín, khoai tây, thịt, phô mai ít béo, cháo,…nhằm bổ sung tinh bột và đảm bảo giúp mèo cân đối được nguồn dinh dưỡng, không bị mất sức.
– Hãy chăm sóc bé mèo của bạn một cách chu đáo nhất, những loại thực phẩm tự chế biến trong giai đoạn này rất tốt cho mèo bị nôn ói nhanh hồi phục sức khỏe.
– Trong những tình huống cấp bách thì phải điều trị y khoa cho mèo bằng truyền dịch tĩnh mạch hay thuốc chống nôn để kiểm soát tình hình.
– Có thể cách ly mèo trong nhà để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe, không cho mèo tiếp xúc với những con mèo khác để tránh tình trạng lây nhiễm xảy ra.
– Nếu như mèo bị mắc những bệnh lý nhẹ thì tình trạng mèo bị nôn sẽ giảm dần sau đó, khoảng từ 1 đến 2 ngày là mèo đã có thể ăn uống trở lại bình thường. Nếu như mèo bị ói kèm theo những triệu chứng mệt mỏi, bỏ ăn, mất sức thấy rõ thì phải đưa mèo đến cơ sở thú y để thăm khám và chữa trị.
– Trường hợp mèo của bạn gặp phải những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe và làm mèo nôn ói thì nên gặp bác sĩ thú y để chẩn đoán chính xác nguyên nhân làm mèo bị nôn, từ đó chó những biện pháp điều trị phù hợp.
Trường hợp mèo bị nôn ra thức ăn khô
– Nếu như mèo bị nôn do mèo ăn quá nhanh thì hãy làm ướt thức ăn khô bằng một ít nước ầm và chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn.
– Đối với những bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở mèo làm mèo bị nôn ra thức ăn thì đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy đến với mèo.
Trường hợp bị nôn thông thường
– Trường hợp mèo nôn ra búi lông, chứng tỏ có lông trong dạ dày thì tùy theo tình huống để nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ thú y.
– Với mèo mắc bệnh về dạ dày hay do kí sinh trùng thì hãy đưa mèo đi khám ở trung tâm thú y để ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm hơn.
Phương pháp điều trị mèo bị nôn
Phương pháp điều trị mèo bị nôn sẽ khác nhau tùy theo từng nguyên nhân cụ thể:
Điều trị bệnh lý gốc của mèo
Nếu như bé mèo của bạn bị nôn do bệnh lý thì cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý mèo đăng mắc phải. Nếu như những bệnh khó chữa như bệnh thận mãn tính thì chẩn đoán và điều trị cơ bản để giảm tình trạng mèo bị nôn ói.
Tình huống nghiêm trọng là khi mèo nôn mửa do mắc phải dị vật trong cổ hay tắc nghẽn đường tiêu hóa. Những dị vật gần như rất khó có thể đi qua được đường tiêu hóa nên sẽ làm cho tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn nếu không sớm loại bỏ dị vật. Đây là trường hợp cấp bách và bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật khẩn cấp để lấy dị vật ra ngoài.
Truyền dịch cho mèo bị nôn
Nếu như sau khi trải qua quá trình thăm khám mà không phát hiện những vấn đề bất thường và không có gì lo lắng, có thể bác sĩ thú y sẽ chỉ định truyền dịch cho mèo bị nôn. Ngay cả khi mèo không bị mất nước về mặt lâm sàng thì truyền dịch giúp “làm sạch” cơ thể và duy trì sự cung cấp nước cho mèo. Với mọi bé mèo nôn ói thí sẽ bị mất nước ít nhiều.
Thuốc chống nôn và thay đổi chế độ ăn
Nhiều chủ nuôi mèo thắc mắc khi mèo bị nôn nên uống thuốc gì? Thuốc chống nôn là giải pháp thường được sử dụng để làm giảm tình hình và giảm mất nước, đồng thời còn có tác dụng làm dịu những cơn đau mèo đang gặp phải.
Đối với mèo nôn mửa cấp tính và mãn tính thì cần phải thay đổi chế độ ăn và thức ăn sao cho phù hợp. Với trường hợp nôn cấp tính thì cho mèo ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, thịt gà luộc…Và mèo bị nôn mãn tính thì đổi sang thức ăn mang tính liệu pháp và chẩn đoán.
Cách phòng tránh mèo bị nôn đơn giản
– Ông bà ta đã truyền miệng nhau từ xưa đến nay, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do vậy bạn hãy bảo vệ bé mèo của mình tránh tình trạng mèo bị nôn ói bắng những cách sau đây:
– Môi trường sống của mèo luôn sạch sẽ là việc phải làm, nếu bạn có sử dụng cát vệ sinh thì phải dọn dẹp mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mèo bị nhiễm khuẩn đường ruột.
– Hạn chế cho mèo ra khỏi nhà, nếu có thì bạn phải đi cùng để giám sát nhằm ngăn chặn mèo ăn thực phẩm lạ, ôi thiu.
– Không nên cho mèo ăn quá nhiều cùng một thời điểm để tránh làm mèo bị nôn do hệ tiêu hóa không xử lý kịp lượng thức ăn nhiều, hãy theo dõi thường xuyên quá trình ăn uống và bài tiết của mèo.
– Sử dụng thuốc trị ve cho mèo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chú ý sau khi bôi thuốc trị ve thì không cho mèo liếm lông của mình.
– Cho mèo sổ giun theo lịch trình để giúp mèo có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Khi muốn cho mèo ăn một loại thức ăn mới thì hãy cho mèo ăn thử một ít và theo dõi xem có biểu hiện nào khác thường hay không. Sau đó trộn thức ăn mới vào thức ăn cũ để mèo làm quen từ từ trước khi chuyển sang cho mèo ăn thức ăn mới hoàn toàn. Nhớ là không được thay đổi đột ngột vì rất dễ làm mèo bị nôn do hệ tiêu hóa của mèo chưa quen.
– Nên chải lông mèo thường xuyên để loại bỏ lông đã rụng nhằm hạn chế tình trạng mèo nuốt phải lông, giúp ngăn ngừa bệnh búi lông ở mèo.
Câu hỏi liên quan
Khi mèo nôn ói nên cho ăn gì?
Trong giai đoạn này sức khỏe của mèo sẽ không được tốt như bình thường, cẩn đảm bảo cung cấp cho mèo đủ đạm, tinh bột để mèo lấy lại sức. Bạn có thể cho mèo ăn cơm, gà luộc bỏ da, khoai tây, thịt bò…
Khi nào nên đưa mèo bị ói tới thú y?
Nếu tình trạng mèo bị nôn kéo dài một ngày mà không có chuyển biến tích cực thì hãy đưa mèo đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Với những bé mèo già có thể trạng yếu hay mèo bị bệnh nền thì không nên tự ý chăm sóc tại nhà, khi phát hiện mèo bị nôn thì nên đưa tới thú y để điều trị.
Kể cả những trường hợp điều trị tại nhà mà những triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện thì cũng nên đưa đến bác sĩ thú y.
Xem thêm: Thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay