Bệnh Parvo Ở Chó Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Phòng Bệnh

Bệnh Parvo ở chó là một bệnh lý cực kì nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cực kì cao, Care và Parvo là hai căn bệnh phổ biến chúng ta thường nghe nói đến khi nuôi thú cưng. Các giai đoạn hình thành và tiến triển của bệnh Parvo diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài ngày là có thể làm tình trạng bệnh chuyển biến nặng.

Vậy thì bệnh Parvo ở chó là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc chó bị Parvovirus như thế nào? Đây là những thông tin chúng ta cần phải tìm hiểu bởi vì sớm phát hiện và nắm bắt từng giai đoạn của bệnh sẽ giúp cún yêu có nhiều cơ hội được điều trị thành công.

Bệnh Parvo ở chó là bệnh gì?

Bệnh Parvo ở chó có tốc độ lây lan nhanh vì loại virus gây bệnh này rất dễ tấn công vào chú chó khác khi tiếp xúc với chó nhiễm bệnh. Nhất là với những chú chó chưa được tiêm phòng và với chó con nhỏ có tuổi đời thấp hơn 4 tháng. Parvovirus sẽ tấn công vào đường tiêu hóa ở chó, đồng thời có cơ chế lây nhiễm dễ dàng qua những chú chó khác. Ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với chó nhiễm bệnh nhưng thông qua những mầm bệnh như phân, đồ vật có virus thì vẫn sẽ bị lây nhiễm như thường. Virus gây ra bệnh Parvo ở chó có thể tồn tại trên chuồng trại, thức ăn, nước uống, đồ vật, dây dắt, vòng cổ, quần áo của con người…

Trong những điều kiện bình thường thì Parvovirus tồn tại với cả nhiệt độ nóng và lạnh, dù là độ ẩm cao hay khô, đặc biệt là chúng có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong thời gian rất lâu. Loại virus này có thể lây truyền từ nơi này sang nơi khác thông qua lông hay chân của chó khi chúng vô tình tiếp xúc với chuồng, đồ vật có chứa Parvovirus dẫn đến nhiễm bệnh Parvo ở chó.

Nguyên nhân chó bị Parvo

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân dẫn đến việc chó cưng bị nhiễm bệnh Parvo ở chó là do sự tấn công và xâm nhập của Parvovirus. Một loại virus lây lan với tốc độ nhanh, chúng lại có thể ẩn nắp, tồn tại trong nhiều môi trường và tấn công với chú chó khỏe mạnh khi vô tình tiếp xúc gần.

Parvovirus thường gây bệnh cho những chú chó dưới một năm tuổi và kể cả những chú chó trưởng thành. Đa số chó nhiễm bệnh Parvo ở chó sẽ trở thành vật chủ trung gian gây ra bệnh cho nhiều chú chó khác.

Dấu hiệu bệnh Parvo ở chó theo từng giai đoạn

Bệnh Parvo ở chó nhận biết thông qua nhiều dấu hiệu khác nhau, từ những dấu hiệu chung phổ biến cho đến các triệu chứng trong từng giai đoạn cụ thể. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn.

Triệu chứng chung của bệnh Parvo ở chó

Sự nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó chính là tốc độ chuyển biến nặng diễn ra rất nhanh, vì vậy khi chó bị bệnh có thể sẽ bị tử vong chỉ sau 2 đến 3 ngày sau khi có những triệu chứng đầu tiên. Nếu chó cưng của bạn có những dấu hiệu sau đây thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở thú y nếu nghi ngờ bệnh Parvo ở chó đã “ghé thăm” chó cưng của mình.

– Chó rất mệt mỏi, tâm trạng buồn bã, ủ rủ, không muốn chơi đùa như thường ngày.

– Chó ăn ít nhưng dấu hiệu ở bụng thì to bất thường.

– Nhiệt độ cơ thể của chó thay đổi thất thường, có thể là chó bị sốt.

– Nếu bệnh Parvo ở chó đã tiến triển nặng thì chó đi ngoài ra máu, chó bị tiêu chảy dẫn đến mất nước và virus tấn công mạnh hơn.

– Phân của chó có những bất thường như quá lỏng, màu sắc khác thường và có máu kèm theo.

bệnh parvo ở chó

Giai đoạn khởi phát bệnh

Bệnh Parvo ở chó có cơ chế tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hóa, một bệnh lý không hiếm và chó thường mắc phải. Nếu chủ quan thì rất dễ nhầm lẫn giữa Parvo với những bệnh đường ruột thông thường khác.

Parvo lây truyền chủ yếu qua đường miệng khi chó tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh như phân, đồ dùng nhiễm Parvovirus. Khả năng tấn công của virus Parvo trong cơ thể chó là rất nhanh và mạnh mẽ, chúng tác động đến các tế bào bạch cầu ruột.

Bệnh Parvo ở chó trong giai đoạn khởi phát thì thường sẽ không có dấu hiệu rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Chó mắc bệnh Parvo trong giai đoạn này thường có những dấu hiệu như mệt mỏi, chỉ nằm lì một chỗ, không còn năng động và hoạt bát, đôi mắt lờ đờ và không còn nhanh nhẹn. Đặc biệt là chó biếng ăn do sự tấn công của virus đã tấn công vào đường ruột, tùy vào sức khỏe, sức đề kháng của mỗi chú chó mà giai đoạn khởi phát diễn ra nhanh hay chậm.

Giai đoạn lâm sàn

Trong số các giai đoạn của bệnh Parvo ở chó thì đây là giai đoạn kéo dài lâu nhất, trung bình khoảng 4 ngày trước khi bước vào giai đoạn cuối cùng của bệnh. Thời điểm này bạn sẽ nhận thấy chó mắc bệnh Parvo có những biểu hiện rất rõ ràng, cụ thể như sau:

– Chó cực kì lười biếng, không chịu hoạt động và gần như chỉ nằm lì một chỗ.

– Thể trạng của chó yếu ớt hơn hẳn, nguyên nhân là do chúng ăn ít và sự xâm nhập của Parvovirus làm phá hủy bạch cầu.

Chó bị nôn ra bọt vàng, dịch vàng. Dịch này chính là dịch ở trong đường tiêu hóa, dịch mật hay dịch từ ruột tiết ra. Đồng thời trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhằm đào thải dịch ra khỏi cơ thể chó.

– Chó đi ngoài ra máu có dịch nhầy với mùi hôi khó chịu.

Chó bị Parvo giai đoạn cuối

Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, bệnh Parvo ở chó làm cho tình trạng chó mắc bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu như không được chữa trị kịp thời. Ở giai đoạn này chúng ta sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau đây:

Chó bị Parvo giai đoạn cuối đi ngoài có màu phân là màu nâu sẫm hay đen, hình dạng phân bất thường, lỏng và có thể kèm theo máu và dịch nhầy. Lí do có thể xuất phát từ niêm mạc dạ dày bị bong tróc, do viêm nhiễm đường ruột vì bệnh Parvo ở chó gây ra.

– Cả dịch nôn của chó và phân mốc mùi hôi tanh khó chịu.

– Chó không còn khả năng tự ăn uống hay sinh hoạt bình thường được.

– Thân nhiệt thay đổi thất thường

– Chó bị tiêu chảy liên tục kèm máu và mùi hôi

– Biểu hiện thở gấp và tim đập mạnh

– Sức khỏe ngày càng suy kiệt và có thể tử vong bất cứ lúc nào.

bệnh parvo ở chó

Chẩn đoán bệnh Parvo ở chó

Bác sĩ thú y là người thực hiện chẩn đoán bệnh Parvo ở chó dựa vào những triệu chứng bên ngoài, thông qua kiểm tra thể chất và xét nghiệm máu nhằm tìm kiếm mức độ của tế bào bạch cầu thấp. Ngoài ra còn có thể tiến hành xét nghiệm Elisa Cpv trong phân để xác định sự hiện diện của kháng nguyên virus trong phân của chó.

Nếu tình trạng bệnh Parvo ở chó đang tiến triển nặng thì bác sĩ thú y sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định mức độ bệnh. Ví dụ như phân tích nước tiểu để nhận biết men gan có tăng hay không và chó có bị mất cân bằng điện giải hay không. Còn phương pháp chụp X-quang bụng sẽ nhận biết được những tổn thương trong đường ruột, sự tắc nghẽn nếu có và các đoạn trong ruột chứa nhiều chất lỏng.

Rất nhiều trường hợp chó sẽ tử vong sau khoảng 2 đến 3 ngày do bệnh Parvo ở chó gây ra tính từ thời điểm xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng.

Có thể bạn cần: Tuổi thọ của chó là bao nhiêu?

Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào tình hình dịch tễ của từng chú chó mà triệu chứng lâm sàng thay đổi và những tổn thương cũng khác nhau về mức độ. Thường thì chó con dưới 4 tháng tuổi chính là đối tượng có tỷ lệ nhiễm bệnh Parvo ở chó cao nhất. Máu loãng, đôi khi còn trộn lẫn với niêm mạc ruột, triệu chứng xuất huyết niêm mạc ruột. Hạch bạch huyết nổi hạch, xuất huyết.

Tuy nhiên cũng có sự khác biệt về bệnh Parvo ở chó so với những bệnh lý khác như: tình trạng viêm ruột dẫn đến xuất huyết do vi khuẩn, giun móc phá hoại. Nếu thực hiện chẩn đoán bệnh chỉ dựa vào những triệu chứng thì tính chính xác sẽ không cao.

Chẩn đoán phi lâm sàng bệnh Parvo ở chó

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật PCR để chẩn đoán phi lâm sàng bệnh Parvo ở chó, đây là kỹ thuật sử dụng công nghệ PCR đẳng nhiệt giúp gia tăng thời gian phản ứng. Đồng thời các thao tác được thực hiện dễ dàng hơn, cách đọc kết quả không có gì khó khăn và độ nhạy cũng như độ đặc hiệu cao. Các thiết bị PCR Pockit được đánh giá là nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển đến bất kì đâu và cho kết quả xét nghiệm trong vòng 1 đến 2 giờ.

Nên tìm hiểu: Bệnh Care ở chó là gì?

Bệnh Parvovirus lây nhiễm bằng cách nào?

Có khá nhiều nguyên nhân, yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Parvo ở chó. Nhưng chủ yếu con đường lây chính vẫn là qua sự tiếp xúc trực tiếp với chó đang nhiễm bệnh hay một món đồ trung gian. Đặc biệt, phân của chó bị Parvovirus có nồng độ virus cực cao. Điều này có thể làm cho một con chó khỏe mạnh bình thường bị lây bệnh Parvo ở chó nếu chúng đánh hơi phân của chó bị bệnh thải ra.

Thậm chí, nhiều chuyên gia thú y còn cho rằng Parvovirus có thể tồn tại trong đất đến một năm. Chúng có khả năng chống chọi với những tác nhân bên ngoài để có thể tồn tại lâu hơn ở trong đất.

Chúng ta đã biết được Parvovirus lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc, vậy nên cần phải làm sạch những khu vực có sự tồn tại của loại virus độc hại này. Đầu tiên cần phải dọn đẹp sạch sẽ những chất thải của chó nhiễm bệnh như dịch nôn, phân…Sau đó thực hiện vệ sinh và tẩy rửa bằng dung dịch tẩy gia dụng, các loại chất khử trùng có thể tiêu diệt được Parvovirus và ngăn ngừa bệnh Parvo ở chó.

bệnh parvo ở chó

Cách chữa bệnh Parvo ở chó

Gần như vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh Parvo ở chó, cho nên cần chú trọng vào việc chữa trị các triệu chứng mà chó bị bệnh đang gặp phải. Khi bị bệnh Parvo thì chó thường bị mất nước khá nhiều do tình trạng chó bị nôn mửa và tiêu chảy gây ra. Bệnh Parvo ở chó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vì virus sẽ tấn công vào hệ miễn dịch của chó và hệ thống miễn dịch sẽ suy yếu dần.

Bổ sung điện giải và chất lỏng là giải pháp thường được bác sĩ thú y yêu cầu để chống mất nước cho chó. Những trường hợp chó bị mất nước nghiêm trọng hơn thì cần có những giải pháp bổ sung nước tối ưu hơn. Ngoài ra còn phải sử dụng thuốc chống tiêu chảy cho chó. Hỏi ý kiến bác sĩ thú y một loại sữa phù hợp để cho chó uống nhằm kịp thời bổ sung nước và chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.

Bệnh Parvo ở chó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về số lượng tế bào bạch cầu, đó là giảm đi rất nhiều. Điều này làm gây ra những ức chế về hệ miễn dịch, làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu và dẫn đến chó bị nhiễm vi khuẩn thứ cấp. Chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến vì Parvovirus có thể sẽ tấn công đường ruột và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chó. Nếu trường hợp này xảy ra thì bác sĩ thú y sẽ can thiệp bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Phần lớn bệnh Parvo ở chó làm suy yếu sức khỏe nhanh chóng và cần phải được chữa trị sớm, có thể ở lại bệnh viện thú y để bác sĩ theo dõi. Đối với thời gian phục hồi thì tùy vào mức độ bệnh khác nhau, tùy vào sự nghiêm trọng thì thời gian cũng sẽ khác nhau. Trung bình thì ít nhất cũng phải từ một tuần đến 10 ngày để chó có thể hồi phục và vượt qua được căn bệnh quái ác này, theo thống kê thì tỷ lệ sống của bệnh Parvo ở chó là khoảng từ 70 đến 90%.

Trong giai đoạn điều trị bệnh Parvo ở chó

Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh Parvo ở chó thì cần phải can thiệp kịp thời bằng những biện pháp thăm khám và điều trị. Những dấu hiệu đó có thể là chó mệt mỏi, ủ rũ, nôn khan và mất nước.

Nên đưa chó đến những phòng khám thú y có độ uy tín cao, đầy đủ cơ sở vật chất như các thiết bị y tế và quan trọng là có bác sĩ thú y giỏi để thăm khám và điều trị bệnh Parvo ở chó.

Bởi vì chưa có thuốc đặc trị nên thường thì bác sĩ thú y sẽ điều trị dựa trên những triệu chứng chó đang gặp, bao gồm cả thời gian ủ bệnh.

Bạn cần phải tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ thú y, theo dõi chó thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và báo cho bác sĩ thú y biết.

bệnh Parvo ở chó thường làm cơ thể chó bị mất nước nên cần được cân bằng điện giải trong cơ thể. Đồng thời, sử dụng kháng sinh là một giải pháp giúp chống nhiễm trùng hiệu quả.

Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, có thể tạo miễn dịch thụ động bằng cách truyền huyết thanh của những chú chó khác đã vượt qua được bệnh Parvo ở chó. Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cho chó thì cũng phải thông qua sự tư vấn của bác sĩ thú y.

Chữa bệnh Parvo ở chó tại nhà bằng dân gian

Theo tâm lý chung của nhiều chủ nuôi chó, khi chú chó bị Parvovirus tấn công thì mọi người thường đưa chó ra cơ sở thú y để tiêm kháng sinh và thuốc bổ. Tậm chí nhiều người còn tự mua thuốc cho chó uống một cách không có khoa học cũng như áp dụng những cách chữa bệnh Parvo ở chó rất bất hợp lý. Đây là nguyên nhân làm tình hình ngày càng phức tạp hơn và giảm đi tỷ lệ sống sót của chó rất nhiều.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người học theo cách truyền thống, những phương pháp dân gian với những nguyên liệu như lược vàng, nhọ nồi để chữa trị cho chó. Một số khác thì sử dụng nguyên liệu lá ổi, đây là loại lá có tính ấm cùng vị đắng mang khả năng giải độc và cầm máu cao. Ngoài ra còn giúp kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa tiêu chảy khá hiệu quả.

Bệnh Parvo ở chó sẽ khiến chúng ta mất ăn mất ngủ nhưng cũng nên giữ vững một tinh thần thoải mái và không được đánh mất hi vọng cứu chữa cho cún cưng. Trong thực tế, cũng có một số ít người đã thành công bằng phương pháp chữa bệnh Parvo ở chó tại nhà bằng dân gian. Trong mọi hoàn cảnh thì bạn cần phải ở bên cạnh chú chó của mình để chăm sóc, khi có chủ ở bên cạnh thì chó sẽ an tâm hơn để vượt qua được bệnh Parvo ở chó.

Cách thực hiện như sau: Sử dụng khoảng 200g lá ổi già và đun nhở lửa với khoảng 1 lít nước cho đến khi nước rút còn khoảng 150ml. Sau đó để nguội và dùng xilanh để bơm cho chó mỗi lần khoảng 20ml và cách nhau vài tiếng. Cách làm này có tác dụng hạn chế triệu chứng chó bị tiêu chảy chó ỉa ra máu.

Thực hiện điều này trong nhiều ngày để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy ở chó, đến khoảng ngày thứ 4 thì cho chó ăn thêm thức ăn giàu dinh dưỡng. Bổ sung nước, men tiêu hóa, gel dinh dưỡng cho chó. Nếu sau khoảng 1 tuần chó có dấu hiệu hồi phục thì khả năng bệnh Parvo ở chó được chữa khỏi là rất cao. Nhưng đến đây thì chưa dược dừng lại mà vẫn phải thực hiện những phương pháp để chữa bệnh Parvovirus cho đến khi chó lành bệnh hẳn.

bệnh parvo ở chó

Chăm sóc hộ lý tại nhà

Khi chăm sóc chó bị Parvovirus thì cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh nơi ở và vệ sinh cơ thể của chó. Bởi vì bệnh Parvo ở chó sẽ làm chúng nôn mửa hay đại tiện nhiều, lung tung. Cho nên bạn sẽ rất vất vả để lau dọn sạch sẽ, chú ý là không để phân hay dịch nôn dính vào cơ thể chó.

Vào mùa hè thì đảm bảo nơi ở của chó được thoáng mát, không quá nóng bức. Mùa đông thì giữ ấm cho chó bằng những biện pháp thích hợp như dùng đèn sưởi.

Chăm sóc và quản lý bệnh Parvo ở chó

Cho dù chú chó của bạn đã tạm thời vượt qua được căn bệnh Parvo ở chó thì cũng cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt, bởi vì lúc này hệ miễn dịch của chó cũng còn rất yếu nên dễ mắc những căn bệnh khác. Bạn có thể tự tìm hiểu hay xin ý kiến bác sĩ thú y về những phương pháp giúp tăng hệ miễn dịch cho chó. Về chế độ ăn uống thì nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ tốt hơn và giúp chó nhanh hồi phục sức khỏe.

Để đề phòng rủi ro bệnh Parvo ở chó có thể lây lan cho dù chó vừa được chửa khỏi thì nên cách lý chó một khoảng thời gian sau đó. Các loại đồ vật, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của chó như khay đựng thức ăn, nước uống…cần được tẩy rửa bằng dung dịch phù hợp. Đặc biệt, mặc dù chó của bạn đã hồi phục hoàn toàn nhưng không đồng nghĩa với việc chúng sẽ miễn nhiễm hoàn toàn với Parvovirus về sau này.

Xem thêm: Làm gì khi chó bị đau chân?

Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không?

Về cơ chế thì bệnh Parvo ở chó là do Parvovirus, loại virus gây bệnh này có trong phân, dịch tiết trong cơ thể chó thải ra bên ngoài và phát tán ra môi trường. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể lây bệnh cho các loại chó khác chứ không lây sang những loài động vật khác, với con người thì càng không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa thì chúng ta cũng không được chủ quan. Tốt hơn cả là phải hạn chế tiếp xúc, tránh xa và loại bỏ Parvovirus ra khỏi môi trường sống.

Chó bị Parvo tỷ lệ sống bao nhiêu?

Bệnh Parvo ở chó hay còn có tên gọi khác Canine Parvovirus, được biết đến là căn bệnh siêu vi với tốc độ lây lan rất nhanh và chó con chính là đối tượng dễ bị bệnh nhất. Trong những tình huống bệnh Parvo ở chó gây ra những chuyển biến xấu về mặt sức khỏe thì tỷ lệ sống của chó là không cao, chúng có thể chết chỉ sau 1-2 ngày khi chuyển biến nặng. Ngoài ra, chó bị Parvo tỷ lệ sống bao nhiêu còn phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể.

Ví dụ với giai đoạn đầu thì xảy ra ở thể viêm cơ tim và tỷ lệ sống chỉ khoảng gần 50%. Còn nếu chó chó mắc bệnh đang trong thời gian điều trị bệnh ở giai đoạn lâm sàng thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn rất nhiều, khoảng 70% đến 90%.

Theo các chuyên gia thú y thì bệnh Parvo ở chó ở giai đoạn cuối thì phần lớn sẽ không qua khỏi với tỷ lệ tử vong cao hơn 95%. Ngoài ra thì tỷ lệ sống cũng có sự phụ thuộc vào khả năng chẩn đoán tình trạng bệnh của bác sĩ thú y và những giải pháp điều trị kịp thời.

Bệnh cạnh đó, chó bị Parvo tỷ lệ sống bao nhiêu cũng có sự phụ thuộc vào dạng bệnh như dạng cơ tim và đường ruột. Thường thì dạng ruột sẽ phổ biến hơn và thường gặp ở chó từ hơn 1 tháng tuổi đến dưới 6 tháng tuổi. Nhưng khi chó con nhiễm bệnh thì tỷ lệ tử vong sẽ ở mức cao, nhất là với những chú cún con dưới 2 tháng tuổi.

Bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu?

Bệnh Parvo ở chó thường gây ra những triệu chứng trong khoảng từ 3 đến 10 ngày, với những biểu hiện phổ biến như chó biếng ăn, mệt mỏi, sốt và những triệu chứng liên quan khác.

Ở những diến biến sau đó là xuất hiện tình trạng sốt cao và thân nhiệt thấp, liên tục nôn với tuần suất cao. Tiếp theo sau đó là chó bị tiêu chảy, chó đi ngoài ra máu với mùi hôi tanh khó chịu. Nguy hiểm hơn là sự tác động đến hệ thần kinh làm cho chó nhiễm Parvovirus bị co giật.

Nếu không có những phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó kịp thời thì sẽ không có cơ hội khỏi bệnh mà còn đối diện nguy cơ bị chết. Một số ít trường hợp chó nhiễm bệnh cả tháng trời, đây là tình huống hiếm gặp.

Phòng ngừa bệnh Parvovirus

Để phòng ngừa bệnh Parvo ở chó thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là tiêm phòng vacxin, tuân theo lịch trình tiêm của bác sĩ thú y đề ra. Như bạn đã biết, chó con là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất vì kháng thể của chúng không đủ để bảo vệ cơ thể. Vì vậy, phòng ngừa bệnh Parvo ở chó ngay từ khi chó con còn nhỏ là cách bảo vệ hiệu quả nhất.

Sau khi đã hoàn thành liệu trình tiêm chủng thì cũng không được chủ quan, cần đề phòng chó bị lây nhiễm từ những con chó khác. Nhất là trong những trường hợp dẫn chó đi dạo ở công viện hay đưa chó đến những dịch vụ thú cưng như spa, cắt tỉa lông chó.

vệnh parvovirus

Đối với chó chưa tiêm vacxin phòng bệnh thì cần hạn chế tiếp xúc với chó lạ, những người tiếp xúc với chó bị nhiễm Parvovirus cũng không nên tiếp xúc với chó khác. Hoặc cần phải thực hiện những biện pháp sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc, trong một số trường hợp chó đã được tiêm ngừa nhưng lượng kháng thể được tạo ra không đủ để bảo vệ cơ thể và vẫn có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Bệnh Parvo ở chó rất dễ lây nhiễm từ các mầm bệnh khác như chó hoang, những khu vực từng có chó mắc bệnh. Chú ý không để chó liếm, ngửi, tiếp xúc với những vật thể lạ khi đi dạo ở công viên, ở bên ngoài. Nên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở của chó sạch sẽ để tránh nguy cơ Parvovirus lây lang sang những con chó khác và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Lưu ý với những trường hợp chó không được tiêm vacxin phòng bệnh Parvo ở chó hoặc quy trình tiêm không đúng cách thì khả năng chống chọi bệnh sẽ rất thấp.

Một số giống chó như:  Rottweilers, Doberman Pinschers, Pit Bulls, Labrador Retrievers, German Shepherd, Springer Spaniel và Alaskan rất dễ bị tấn công bởi bệnh Parvo ở chó.

Lời kết

Như vậy chúng ta đã nhận ra rằng bệnh Parvo ở chó là một căn bệnh cực kì nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao. Chủ nuôi chó cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc thú cưng. Nhất là về việc tiêm phòng vacxin ngăn ngừa Parvovirus tấn công nhằm giúp cún yêu được sống vui khỏe mỗi ngày.

Bài viết này chia sẻ những thông tin về bệnh Parvo ở chó, không thể thay thế hoàn toàn bằng việc chăm sóc thú y. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ chú chó của mình mắc bệnh Parvo thì hãy liên hệ với bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Các loại thức ăn hạt cho chó tốt nhất hiện nay

error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền