Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Là Gì? BẠN CẦN BIẾT

Mèo là loài động vật khá nhạy cảm và thường xuyên mắc các loại bệnh về cảm cúm, tiêu hóa…và bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một bệnh lý nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của mèo. Đây là căn bệnh làm cho chủ nuôi cảm thấy lo lắng và hoang mang, vậy thì bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Nuôi Chó Mèo tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bệnh lý nguy hiểm với những tên gọi khác được biết đến như bệnh viêm ruột truyền nhiễm, bệnh care ở mèo hay bệnh máu trắng. Loại virus gây ra bệnh lý này có tên là Feline Panleukopenia Virus (gọi tắt là FPV), một loại virus nguy hiểm và khó tiêu diệt. Bởi vì chúng có khả năng lẩn trốn khỏi các loại chất sát trùng như cloroform, acid, chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ lên đến 55 độ C trong khoảng thời gian nửa giờ đồng hồ. Vì vậy không dễ để loại bỏ virus gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo bằng các loại chất sát khuẩn thông thường.

Hơn thế nữa, virus FPV có tốc độ phát triển và gia tăng nồng độ virus rất nhanh trong cơ thể của mèo. Chỉ sau 1 ngày nhiễm bệnh, chúng đã có thể tấn công khắp nơi trong cơ thể, có thể tìm thấy trong máu của mèo. Sau khoảng 2 ngày nhiễm bệnh thì virus đã tích tụ một số lượng rất lớn ở hầu hết các mô trong cơ thể. Hệ miễn dịch của mèo khó có thể ngăn cản sự tấn công của virus FPV, làm suy giảm bạch cầu nhanh chóng và niêm mạc ruột cũng bị phá hủy.

Có thể thấy bệnh giảm bạch cầu ở mèo nguy hiểm như thế nào, đây còn là bệnh lý rất phổ biến. Có thể gặp phải ở bất kì độ tuổi và giống mèo nào, tất cả các con mèo đều có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm này.

Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

Các chuyên gia thú y hàng đầu đã chứng mình rằng bệnh giảm bạch cầu ở mèo xuất phát từ việc cơ thể của mèo bị nhiễm độc tố, virus gây bệnh. Từ đó làm cho cơ thể bị tấn công và gây ra những khối u ác tính. Đa số các họ mèo Felidae rất dễ nhiễm bệnh và lây lan rất nhanh làm bùng phát các ổ dịch lớn. Các loại mèo trong tự nhiên, mèo nuôi thả rông tự do, mèo được vận chuyển buôn bán có hệ miễn dịch kém và rất dễ mắc bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo, cụ thể như sau:

– Mèo bị virus hay độc tố từ FPV tấn công, do mèo đi đến những nguồn bệnh như khu vực giết mộ, nơi có chất thải, nội tạng của mèo.

– Do lây bệnh từ mèo hoang, mèo sống trong tự nhiên mà bạn không hề biết chúng từ đâu đến.

Mèo mẹ bị sảy thai, mèo sinh non và mèo con có thể bị virus FPV tấn công khi chỉ mới 2 đến 3 tuần tuổi.

Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 ngày và một số ít trường hợp kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Thể ẩn tính: Đây là thể thường gặp ở mèo trưởng thành, những triệu chứng cơ bản là mèo biếng ăn, sốt nhẹ…Đây là hai dấu hiệu cơ bản và gần như không có những biểu hiện khác, phần lớn mèo có thể tự sinh kháng thể chống lại bệnh ở thể ẩn tính.

Thể cấp tính: Dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo thể cấp tính là mèo bị sốt cao khoảng 40 độ C trong một ngày đầu tiên. Mèo bỏ ăn kèm theo một tâm trang vô cảm, niêm mạc nhợt nhạt, lười vận động.

Ngoài ra còn có những triệu chứng mèo bị rối loạn tiêu hóa, mèo tỏ ra khát nước, nôn ra một chất dịch có bọt kèm theo. Mèo bị tiêu chảy, trong phân có thể có màu và mùi hôi tanh khó chịu. Bệnh kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày thì thân nhiệt giảm bất thường, sau đó dẫn đến hôn mê và tử vong.

Thể siêu cấp tính: Đây là một thể cực kì nguy hiểm của bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Bởi vì tốc độ chuyển biến xấu rất nhanh, mèo bị đau nhiều ở vùng bụng, hạ thân nhiệt và có thể chết chỉ sau 24 giờ.

Thể thần kinh: Nếu như mèo mẹ mang thai mà bị nhiễm virus FPV thì nguy cơ cao là sẽ lây sang cho mèo con. Loại virus này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và vĩnh viễn đến não bộ, làm mèo giảm đi khả năng vận động, cơ thể yếu ớt và cơ hội sống không cao.

triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Dấu hiệu chung của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo phần lớn sẽ làm cho mọi bé mèo nhiễm bệnh nhanh chóng mất sức, cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm đi thấy rõ. Một trong những dấu hiệu phổ biến được thể hiện qua phần bùng, nhiều trường hợp mèo nhiễm bệnh sẽ cho thấy biểu hiện về vùng bụng. Bởi vì virus FPV sẽ phá hoại các mô bạch huyết trong đường ruột và thành ruột.

Sau đó bạn sẽ thấy virus FPV tấn công sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể như nội tạng và các cơ quan khác. Về tất cả những dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo, chúng ta có thể liệt kê ra như sau:

– Bỏ ăn.

– Mệt ủ rũ yếu ớt.

– Nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng.

– Viêm tai giữa (tai chảy nước và đầy ra chất bẩn màu đen).

– Mèo bị tiêu chảy cấp.

– Không chạy nhảy hoạt bát nữa, chảy dãi thành dòng.

– Dãi và phân có mùi tanh, mất nước.

– Các triệu chứng thần kinh đi loạng choạng, mất thăng bằng. Run rẩy lắc lư, thậm chí co giật động kinh.

– Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí mắt, lờ đờ. Mũi miệng thâm đen.

Mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non.

Chẩn đoán giảm bạch cầu ở mèo

Để chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu ở mèo thì bác sĩ thú y cần phải xem xét về tiền sử bệnh của mèo cùng với những triệu chứng mèo đang gặp phải, thực hiện khám lâm sàng cùng với các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán. Việc chẩn đoán sớm, kịp thời phát hiện bệnh thì sẽ giúp cơ hội chữa lành bệnh giảm bạch cầu ở mèo tăng lên rất nhiều.

Chẩn đoán theo lâm sàng: Cách chẩn đoán này sẽ dựa vào yếu tố dịch tễ cùng với những triệu chứng lâm sàng khác, mèo từ 3 tháng đến 12 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh.

Chẩn đoán phi lâm sàng: Sử dụng phương pháp PCR để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh. Cách làm này sẽ nhận được kết quả có độ chính xác cao nhưng tồn tại nhược điểm là thời gian chờ đợi lâu, đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm. Để đơn giản hơn thì phương pháp chẩn đoán tại thực địa với kỹ thuật PCR cải tiếng POCKIT iiPCR sẽ cho kết quả nhanh trong vòng một đến hai tiếng, về độ chính xác phát hiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo thì không thua kém gì với kỹ thuật PCR thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Hiện nay, người ta thường sử dụng bộ dụng cụ test có sẵn để phát hiện sự tồn tại của virus trong phân mang lại nhiều hiệu quả. Nhưng nếu như mèo chỉ mới được tiêm phòng vaccine thì bộ dụng cụ thử nghiệm này sẽ cho kết quả thiếu chính xác.

Test giảm bạch cầu ở mèo tại nhà

Sử dụng bộ Kit Test Virus Panleukopenia Feline (FPV) được bán phổ biến trên thị trường giúp bạn nhận biết được bệnh giảm bạch cầu ở mèo với kết quả có độ chính xác khá cao. Các bước test giảm bạch cầu ở mèo tại nhà như sau:

– Bước 1: Lấy bệnh phẩm trong bộ Kit để lấy mẫu phân hoặc dịch miệng.

– Bước 2: Cho que Test vào ống chứa dung dịch rồi khuấy xoay tròn que trong chất pha loãng.

– Bước 3: Nhỏ từ 3 – 4 giọt vào vùng S của thiết bị xét nghiệm.

– Bước 4: Đợi từ 5 – 10 phút rồi đọc kết quả.

Kết quả đọc được có các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Chỉ xuất hiện vạch chữ C là không nhiễm bệnh (Âm tính).

– Trường hợp 2: Xuất hiện cả hai vạch mẫu T và vạch chứng C: đã nhiễm bệnh (Dương tính).

– Trường hợp 3: Không xuất hiện vạch nào thì làm lại xét nghiệm.

test bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể gặp phải ở hầu hết các giống mèo, nhất là mèo từ 3 tháng đến 1 năm tuổi. Thường thì mèo lớn nếu mắc bệnh thì sẽ ở thể nhẹ và cơ hội chữa trị thành công sẽ cao hơn.

Virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của mèo thông qua đường hô hấp hay tiêu hóa, lần lượt tấn công vào hạch amidan, hạch ruột rồi đi vào máu để “đánh chiếm” toàn bộ cơ thể mèo. Nhất là ở những mô có sự phân chia có sự phân chia tế bào nhanh, tuyến ức, tủy xương, các nang lympho ở nếp gấp ruột. Sự tấn công, phá hủy của virus sẽ làm số lượng bạch cầu bị giảm đi đáng kể. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo vẫn có thể làm lây lan từ những bé mèo đã khỏi bệnh, vì sự đào thải virus có thể kéo dài vài tháng sau khi mèo khỏi bệnh. Tuy trường hợp này hiếm những không phải là không bao giờ xảy ra, vì vậy cũng cần phải lưu ý.

Cần làm gì khi mèo mắc bệnh giảm bạch cầu?

Việc cần làm ngay lập tức sau khi nhận ra những triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo là đưa đến bác sĩ thú y. Vì đây là căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh, làm tình trạng bệnh chuyển biến xấu theo cách mà bạn không ngờ được và cũng không được chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo tại nhà. Chỉ sau 2 đến 3 ngày nhiễm bệnh thì hầu hết các mô trong cơ thể của mèo sẽ chứa nồng độ virus cực kì lớn. Cho nên nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ mèo không qua khỏi là rất cao.

Khi mèo mắc bệnh thì tạm thời dừng cho mèo ăn thức ăn nhiều, đồng thời tránh những sự tác động làm ảnh hưởng đến mèo. Nhất là những sự tác động về âm thanh quá ồn ào hay ánh sáng có cường độ cao như ánh nắng trực tiếp. Do bệnh giảm bạch cầu ở mèo có tính chất truyền nhiễm cao nên cần phải thực hiện cách ly mèo với những vật nuôi khác.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu ở mèo và có sự nghi ngờ cao cho khả năng mèo đã nhiễm virus gây bệnh nhưng do hoàn cảnh nên bạn chưa thể đưa mèo đến cơ sở thú y. Hãy bổ sung nước và chất điện giải cho mèo để giúp mèo đỡ bị mất sức, cách làm là pha oresol cho mèo uống khoảng mỗi lần cách nhau khoảng 2 tiếng. Vì bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường làm chúng bị tiêu chảy, chảy nước dãi nhiều nên dễ dẫn đến tình trạng mất nước làm tăng nguy cơ tử vong.

Đây là bệnh lý chưa có thuốc đặc trị nên để điều trị thì thường chú trọng vào việc gia tăng sức đề kháng cho mèo, qua đó giúp mèo tự tạo ra kháng thể và nâng cao khả năng chống chọi với virus. Với bác sĩ thú y thì phương pháp được sử dụng phổ biến là tiêm kháng sinh và sử dụng thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu, truyền dịch để gia tăng kháng thể nhằm chống chọi lại bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

Xem thêm: Tuổi thọ của mèo là bao nhiêu?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?

Thường thì các giống mèo như mèo Anh lông ngắn, lông dài hay mèo Mỹ…thì có sức đề kháng kém hơn mèo ta chúng ta thường nuôi trong gia đình. Có thể là giống mèo ngoại nhập không phù hợp với điều kiện khí hậu nên thể trạng của mèo không đạt được trạng thái tốt nhất. Khi mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo thì từng giai đoạn bệnh được thể hiện rất rõ về sự suy giảm sức khỏe ở mèo.

Còn với mèo ta tuy có sức đề kháng tốt hơn nhưng đây lại là nhược điểm, vì sao lại như vậy? Mèo ta với sức đề kháng tốt nên giai đoạn đầu mắc bệnh chúng có thể lấn lướt được phần nào, cho nên khi virus đã tấn công mạnh mẽ và làm tình trạng bệnh trở nặng hơn thì lúc này mèo cũng đang ở trạng thái nguy kịch.

Trong nhiều trường hợp mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo khi phát hiện sớm và được chữa trị thì sẽ có rất nhiều cơ hội thành công. Tuy nhiên cần lưu ý là tỷ lệ thành công lại không cao. Thường thì mèo có sức đề kháng tốt sẽ có khả năng vượt qua được bệnh lý nguy hiểm này, đối với mèo con thì tỷ lệ sống cực kì thấp khi mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

giảm bạch cầu ở mèo

Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bởi vì mèo cũng có nhiều giống, nhiều chủng loại khác nhau nên sẽ được chia thành 2 nhóm chính như sau:

Mèo tây: Bao gồm tất cả các giống mèo không phải ở Việt Nam mà ở những nước khác như Anh, Mỹ…Những giống mèo này thì sức đề kháng sẽ không được tốt cho lắm, kết hợp thêm điều kiện khí hậu ở Việt Nam không phù hợp sẽ làm chúng dễ mắc bệnh hơn. Với giống mèo này thì các giai đoạn phát triển của bệnh giảm bạch cầu ở mèo được thể hiện khá rõ ràng.

Mèo ta: Vì có sức đề kháng tốt nên khi mắc bệnh sẽ không có nhiều dấu hiệu rõ ràng và chỉ khi bệnh chuyển nặng hay ở giai đoạn cuối thì mới phát hiện ra.

Nguyên tắc khi chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo xuất hiện ở bé mèo mình đang nuôi thì cẩn phải tuan thủ 2 nguyên tắc cơ bản để kịp thời điều trị cho mèo.

Thứ nhất là cần phải cách ly mèo ra khỏi những con mèo khác đang nuôi cùng, nên nhốt chúng ở một khu vực riêng biệt để đảm bảo sự an toàn cho những bé mèo khác.

Thứ hai là nên đưa đến bác sĩ thú y để chữa trị càng sớm càng tốt, bởi vì đây là bệnh lý nguy hiểm rất khó để điều trị tại nhà thành công.

Chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo trong giai đoạn nhẹ

Nếu bạn muốn tự điều trị cho những trường hợp bệnh giảm bạch cầu ở mèo ở giai đoạn nhẹ thì cần tìm hiểu kinh nghiệm của những người nuôi mèo lâu năm, người có chuyên môn và bác sĩ thú y.

Cần bổ sung những chất dinh dưỡng quan trọng để giúp mèo có sức khỏe tốt hơn nhằm chống chọi với bệnh tật. Hạn chế những loại thực phẩm có vị tanh, nên chọn các loại thịt bò, thịt heo… và cho mèo ăn khi thức ăn còn ấm là tốt nhất.

Nếu may mắn mèo không có dấu hiệu trở nặng và có những biểu hiện hồi phục, sau đó là hết bệnh thì vẫn nên cách ly với những con mèo khác trong khoảng thời gian ít nhất 2 tháng. Cần chú trọng chăm sóc sức khỏe cho mèo nhiều hơn trong giai đoạn này nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh giảm bạch cầu ở mèo tái phát. Sau đó nên đưa mèo đi tiêm vaccine phòng bệnh để đảm bảo an toàn hơn cho sau này.

chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Cách chữa trị khi bệnh ở giai đoạn nặng

Theo các chuyên gia thú ý hàng đầu, kể từ khi nhiễm virus cho đến khoảng 3 ngày tiếp theo chính là thời điểm vàng để chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Kể từ 3 ngày thứ 3 trở đi là mèo đã chuyển sang giai đoạn nặng và sẽ rất khó để điều trị, có 2 trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp mèo chưa bị chảy dãi

Nếu là mèo trưởng thành, mèo lớn mắc bệnh và chúng vẫn có thể ăn uống được thì cho mèo ăn những loại thực phẩm đúng sở thích của mèo để kích thích vị giác. Với mèo con thì sức đề kháng yếu hơn nên thường chúng sẽ bỏ ăn, nên bổ sung các chất dinh dưỡng dạng sữa cho mèo thông qua hình thức bơm xilanh. Cần quan tâm, chăm sóc mèo con nhiều hơn vì đây là đối tượng không có nhiều cơ hội vượt qua được bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

Trường hợp  mèo đã chảy dãi

Đây là trường hợp thật sự cấp bách và chỉ có bác sĩ thú y mới có những giải pháp điều trị để mơ ra cơ hội sống cho mèo, vì vậy cần phải nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Thường khi mèo ở giai đoạn bệnh này thì phải nằm lại ở bệnh viện, cơ sở thú y để bác sĩ theo dõi và điều trị trong vòng vài ngày. Trường hợp mèo được chữa khỏi bệnh thì nên tạm thời cách ly mèo khỏi những con mèo khác để đảm bảo chắc chắn virus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo không còn.

Lưu ý khi điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

Cần nhấn mạnh lại thông tin là chưa có một loại thuốc đặc trị nào để chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo, thường thì mèo bị nhiễm bệnh thì được điều trị bằng cách gia tăng sức đề kháng cho mèo để chống lại sự tấn công của virus. Cùng với đó là phương pháp tiêm kháng sinh cho mèo cũng được sử dụng phổ biến.

Đồng thời cũng nhắc lại một vấn đề quan trọng để ngăn chặn tình trạng bùng phát virus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo, đó là phải thực hiện cách ly triệt để khi điều trị bệnh cho mèo.

Với những tình huống vì điều kiện chưa cho phép bạn đưa mèo đi bác sĩ thú y nhưng mèo bị chảy nước dãi nhiều và mèo bị tiêu chảy gây mất nước. Lúc này cần nhanh chóng bổ sung nước và cách chất điện giải cho mèo bằng cách pha Oresol để mèo uống, mỗi lần cách nhau vài tiếng.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây sang người không?

Quả thật đây là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và rất nguy hiểm cho mèo, nhưng bạn có thể yên tâm vì không lây nhiễm được cho người. Đối với thời gian ủ bệnh thì khoảng 2-3 ngày nên cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời, bởi vì để lâu hơn thì cơ hội chữa trị thành công thấp và nguy cơ tử vong lên đến 90%.

Cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Chúng ta đã biết được sự nguy hiểm của bệnh giảm bạch cầu ở mèo, một bệnh lý có thể làm cho mèo chết trong một thời gian ngắn nhiễm bệnh. Vì vậy phòng ngừa là giải pháp ưu tiên để giúp mèo giảm rủi ro mắc phải căn bệnh quái ác này.

Ông bà ta đã từng nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiêm vaccine giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và tấn công của virus FPV sẽ tốt hơn là phải gồng mình ra để chữa bệnh cho mèo. Thực hiện tiêm phòng sẽ giúp cho mèo tạo ra hệ thống miễn dịch mạnh mẽ để chống lại khi virus FPV tấn công, giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ nhiễm bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Với thời gian tiêm vaccine mũi đầu là khi mèo được ít nhất 8 tuần tuổi và 1 tháng sau sẽ tiêm nhắc lại. Với mèo trên một năm tuổi thì hàng năm cần phải thực hiện tiêm nhắc lại một lần.

Bên cạnh đó, cần phải chú trọng vào việc dọn dẹp, vệ sinh nơi ở của mèo. Bao gồm bát đựng thức ăn, nước uống, chậu cát…những vật dụng này cần phải đảm bảo sạch sẽ để tránh những nguy cơ lây bệnh.

Tiêm vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo mỗi năm là việc nên làm, đây là cách tối ưu nhất để tránh được căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Hãy dành thời gian để đưa mèo đến cơ sở, bệnh viện thú y để được tiêm phòng nhé.

phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Thông tin khác về bệnh Care ở mèo

Với mèo từ 5 tháng trở lên thì cơ hội chữa khỏi bệnh Care, bệnh giảm bạch cầu ở mèo sẽ cao hơn. Với mèo con nhỏ hơn 2 tháng tuổi thì hy vọng khỏi bệnh sẽ rất mong manh. Nếu như không may mèo mắc phải bệnh này thì cũng không được chán nản, vì những sự nỗ lực điều trị sớm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thú y sẽ giúp mèo có nhiều khả năng được chữa bệnh thành công. Hãy dành thời gian quan tâm, chăm sóc cho mèo để mèo nhanh hồi phục nhất có thể.

Sau khi mèo vượt qua được bệnh giảm bạch cầu ở mèo thì tỉ lệ mắc lại bệnh trong khoảng thời gian sau đó là rất thấp vì bản thân cơ thể mèo đã tự sinh ra kháng thể để chống lại sự tấn công của virus FPV. Tuy nhiên sau khi vừa khỏi bệnh thì có thể mèo vẫn còn một lượng virus nhất định trong cơ thể, chính vì vậy cần phải thường xuyên vệ sinh nơi ở của mèo đẻ. Đồng thời hạn chế để mèo tiếp xúc với những con mèo khác trong ít nhất 6 tháng sau khi khỏi bệnh.

Lời kết

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo quá nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong cao và với thời gian rất nhanh. Cho nên cần phải quan tâm, chăm sóc mèo mỗi ngày để kịp thời nhận ra những dấu hiệu của bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Từ đó sớm có những giải pháp chữa trị phù hợp để giúp mèo vượt qua được bệnh lý nguy hiểm này.

Trên đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức mang lại nhiều giá trị cho bạn đọc, chúc bé mèo của bạn luôn vui khỏe.

Xem thêm: Các loại thức ăn hạt cho mèo tốt nhất

error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền