Chó bị đau chân hay những vấn đề liên quan khác như chó bị sưng chân, sưng khớp, sưng mủ, viêm khớp, sưng phù chân, khuỷu chân, đi cà nhắc…có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vì bản năng của loài chó thì khá năng động, yêu thích chạy nhảy và vui đùa với con người nói chung và chủ nuôi nói riêng. Chính vì bản tính năng động này đã vô tình trở thành lý do làm chó gặp phải những chấn thương không mong muốn ở chân.
Một khi chó bị đau chân hay sưng chân thì sẽ làm ảnh hưởng gây cản trở đến rất nhiều hoạt động của chó. Chân chó bị sưng sẽ làm chúng gặp khó khăn trong việc di chuyển, đi lại và những sinh hoạt thường ngày của chó cũng bị gián đoạn. Hãy cùng Nuôi Chó Mèo tìm hiểu những thông tin liên quan khác trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân chó bị đau chân
Chó bị đau chân có thể do nhiều nguyên nhân như chó bị trật khớp, viêm khớp, sưng chân…Nghiêm trọng nhất phải kể đến trường hợp chó bị thấp khớp dẫn đến viêm khớp ở chó.
– Chó bị sưng chân do gặp phải những vết thương ngoài da, ví dụ như móng chân, bàn chân va chạm với vật thể cứng như đá, kính…
– Căng cơ cũng là một trường hợp làm chó bị đau chân.
– Do chó bị tai nạn dẫn đến bong gân hay trật khớp, những tai nạn thường gặp ở chó như chạy nhảy bị ngã, té cầu thang…
– Bệnh còi xương tuy ít gặp nhưng đây cũng là nguyên nhân làm chó bị đau chân, chó sẽ có biểu hiện đi cà nhắc, thậm chí là xương có phần hơi dị dạng.
– Do chó bị thấp khớp làm cho các khớp và mô xung quanh chân của chó bị phù nề, các khớp sưng to bất thường và chó gặp khó khăn trong việc đi lại.
– Chó bị sưng chân do các hoạt động chạy nhảy, vui đùa hay các hoạt động mạnh làm chó bị té ngã dẫn đến chấn thương. Thường thì những chú chó có xương nhỏ và yếu như giống chó Poodle, Chihuahua,…
– Một trường hợp ít gặp khác là do ký sinh trùng như bọ chét, ve, rận…sống ký sinh và tấn công vào da thịt của chó. Làm chó bị lở loét da, tạo điều kiện và môi trường cho vi khuẩn xâm nhập. Một khi vết thương bị loét và lan rộng thì tình hình phức tạp hơn, để lâu có thể làm chân bị yếu và những triệu chứng khác.
Chó bị sưng chân, đau khớp ở chân
Những nguyên nhân làm chó bị đau khớp có thể kể đến như chấn thương khi vận động, mắc các loại bệnh truyền nhiễm…Ngoài ra còn do di truyền, chó bị béo phì hay vận động nhiều cũng ảnh hưởng đến xương khớp làm chó bị đau chân.
Ví dụ như khi chó vui đùa và bị ngã làm 2 chân trước hay 2 chân sau bị trật khớp làm đau khớp, nếu bị nhẹ thì chó cũng sẽ nhanh hết. Khi chó bị viêm khớp thì có thể do các yếu tố sau:
– Chó bị lão hóa theo thời gian và sụn khớp bị ảnh hưởng, khả năng hoạt động kém hơn, từ từ dẫn đến viêm khớp.
– Do chó bị những chấn thương nghiêm trọng như chó bị gãy chân, bị đứt dây chằng, đứt gân, giãn cơ, trật khớp…Đây là những chấn thương nguy hiểm gây ra những tổn thương đến chân của chó, trực tiếp làm chó bị đau chân.
Bệnh liên quan đến xương khớp ở chó thì có nhiều loại nhưng đa số đều giống nhau về triệu chứng, ví dụ như chó bị đau khi vận động nên chó sẽ lười vận động hơn. Chúng thường đứng một cách cong vẹo chứ ít khi đứng thẳng, xương khớp có dấu hiệu bị sưng rõ ràng. Chó bị đau chân do vấn đề xương khớp sẽ làm chó lười ăn, tâm lý bất ổn và hay liếm vào vùng xương khớp bị ảnh hưởng.
Chó bị đau khớp ở chân phải trải qua nhiều cơn đau tột cùng, đến thời điểm hiện tại thì gần như chưa có giải pháp để điều trị tận gốc cho chó bị viêm khớp. Vì vậy cần sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời giúp chó giảm đau đớn.
Triệu chứng chó bị đau khớp
Khi chó bị đau chân do đau khớp, đau khuỷu chân thì chúng đi lại rất khó khăn, đi cà nhắc, khập khiễng tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Chó không còn hứng thú để chơi đùa, chạy nhảy và hết tinh thần khi được cho ra ngoài đi dạo ở công viên.
Do chân chó bị đau nên chúng sẽ ít hoạt động và dành nhiều thời gian để nằm, ngồi thay vì đi lại.
Nhiều chú chó bị đau chân do ảnh hưởng của viêm khớp sẽ cảm thấy rất khó chịu và tính tình thì cọc cằn, đôi khi là hung dữ. Nhiều khi bị đau quá thì chó có phản ứng cắn chủ khi bạn đụng vào vết thương của chúng.
Bên cạnh đó bạn còn thấy dấu hiệu chó bị teo cơ do tình trạng viêm khớp gây ra, các mô cơ chết dần do các hoạt động của cơ bắp giảm đi đáng kể. Để ý kĩ bạn sẽ thấy chân của chó nhỏ hơn so với trước.
Chó có biểu hiện liếm hay cắn vào vùng xương khớp đang bị đau, nhất là khi chó bị đau chân hay các bộ phận khác trên cơ thể bị đau do nhức khớp. Nhiều trường hợp chó bị rụng lông nhiều từng mảng ở khu vực bị ảnh hưởng do viêm khớp.
Chó trưởng thành thường gặp phải tình trạng viêm khớp dạng thấp, khu vực bị viêm có dấu hiệu cứng hơn và đôi khi là biến dạng. Với trường hợp viêm khớp nhiễm trùng thì có thể làm chó bị sốt cao.
Chân chó bị sưng mủ
Hiện tượng chân chó bị sưng có mủ là một tình trạng giống như chó bị viêm kẽ chân. Lí do phổ biến làm chân chó bị sưng có mủ là chân thường xuyên ở bị ẩm ướt, do chó sau khi tắm không được sấy khô chân, do đi ngoài mưa về, do chó dẫm vào vũng nước và đôi khi là dính phải chính nước tiểu của mình.
Ngoài ra còn do chó bị các vật thể cứng đâm vào chân như đá, thủy tinh…hay do vết thương khác gây ra. Các vết thương hở này làm chó bị đau chân, ban đầu sẽ bị viêm nhẹ và sau đó do bụi bẩn, vi khuẩn báo vào làm vết thương bị viêm nhiều hơn và làm chân chó bị sưng mủ.
Cách chữa trị bệnh viêm kẽ chân ở chó
Khi chó bị đau chân do viêm kẽ chân, chân chó bị sưng mủ gây ra thì trước hết là ngăn chặn không để chó liếm vào chân nữa. Tiếp theo cắt hết phần lông nếu có ở khu vực bị viêm, bôi thuốc khử trùng hay rửa chân sát khuẩn cho chó. Bước khử trùng làm dịu vết thương là điều quan trọng đầu tiên cần phải làm để giúp chó cải thiện tình hình.
Thăm hỏi ý kiến bác sĩ thú y để mua thuốc diệt ký sinh trùng trong và ngoài cơ thể của chó, nhằm loại bỏ ký sinh trùng gây viêm da dưới chân chó. Trường hợp chó bị đau chân, bị sưng nhiều thì cân nhắc cho chó sử dụng thuốc giảm viêm, giảm sưng.
Biểu hiện chó bị đau chân đi cà nhắc
Đa phần chó bị đau chân thì đều đi cà nhắc, khập khiễng, chân thì co lên và chó ít hoạt động hơn. Quan sát sẽ thấy chân có biểu hiện sưng tấy và nhiều khi còn bị chảy máu. Bạn nên kiểm tra xem chân của chó có đang bị vật thể nguy hiểm nào đâm vào hay không. Nếu chân của chó không bị chảy máu thì kiểm tra xem chân có bị sưng hay bị phù nề để nắm bắt tình hình.
Khi nhận thấy những biểu hiện chó bị đau chân thì cần giữ chó nằm im một chỗ, không được vận động. Cố gắng giữ yên chó và vuốt ve để chó nằm im không phản kháng, giãy dụa.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi chó bị nôn ói
Làm gì khi chó bị què chân, đau khớp?
Trong tất cả các trường hợp bạn nhận thấy chó bị đau chân thì sau đây là các bước cần làm bạn có thể tham khảo.
– Cho chó nằm yên một chỗ và không được di chuyển.
– Nếu chó có biểu hiện đau nhiều thì an ủi chó và giữ chó nằm yên, không cho chó cử động, dãy dụa.
– Kiểm tra khu vực chó bị đau chân, đau khớp, đau khuỷu chân để xem mức độ nặng nhẹ như thế nào.
– Nếu xác định chắc chắn chó không bị gãy xương nhưng có dấu hiệu đi cà nhắc thì chưa đến mức phải nẹp chân cho chó.
– Trong vòng một hai ngày tới cần hạn chế để chó đi lại, nếu như chó có biểu hiện đi cà nhắc như bị què thì hãy đưa chó đến phòng khám thú y để điều trị.
Khi chó bị đau chân nhiều với những dấu hiệu bị sưng tấy thì tình hình có vẻ không ổn cho chú chó của bạn. Lúc này, dù là chó trưởng thành hay chó nhỏ thì bạn cũng nên đưa chó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt, nhất là với chó con thì phải nhẹ nhàng hơn khi di chuyển.
Trong trường hợp chó bị đau chân nhẹ thì các bước xử lý như sau:
– Sử dụng một miếng gạc lạnh và đắp vào vị trí khớp chân bị sưng của chó để giúp chó giảm đau, giảm viêm.
– Nhưng nếu sau một ngày và tình hình chó có vẻ đau hơn nhiều thì cần đưa chó đến phòng khám thú y để kiểm tra.
Việc chẩn đoán mức độ khi chó bị đau chân sẽ rất quan trọng với quá trình và giải pháp điều trị, hãy tìm hiểu thêm ở bên dưới.
Điều trị cho chó bị sưng chân, đau ngón chân
Với những trường hợp chó bị sưng chân do căn bệnh viêm khớp gây ra thì sẽ rất khó khăn để chữa trị dứt điểm, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị sớm sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn. Mong muốn sau cùng của chúng ta là thấy cún yêu của mình giảm những cơn đau và trở lại với trạng thái sức khỏe bình thường.
Nếu bác sĩ thú y đã khám và đưa ra phương án chữa trị chó bị đau chân thì cần sử dụng đúng thuốc như chỉ dẫn. Bao gồm các loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm đau và giảm viêm (tất cả phải được sự cho phép từ bác sĩ, người có chuyên môn).
Áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với những loại thực phẩm lành mạnh có lợi cho sức khỏe của chó, nhất là canxi và các chất có lợi cho sự phục hồi của sụn khớp.
Trường hợp chó nhà bạn quá béo mà còn bị viêm khớp làm chó bị đau chân, sưng phù chân thì phải kết hợp chữa trị và giảm cân cho chó để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tùy theo tình trạng, mức độ nặng nhẹ khác nhau khi chó bị sưng phù chân, đau khớp mà bác sĩ thú y sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng trên cơ bản thì cũng có những quy chuẩn chung khi chữa trị cho chó bị đau chân mà Nuôi Chó Mèo vừa mới trình bày.
Chẩn đoán và chăm sóc chó bị đau chân
Để chẩn đoán được hiện tượng chó đi cà nhắc, khập khiễng do đau chân thì thông qua những bài kiểm tra vật lý đơn giản. Tuy nhiên nhiều trường hợp thì bác sĩ thú y sẽ tiến hành chụp X-quang để kiểm tra chi tiết hơn về những bộ phận có nguy cơ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như hệ thần kinh hay hệ thống xương khớp của chó có bị gãy, vỡ hay không.
Chẩn đoán nhanh và chính xác sẽ là điều kiện cần và đủ để hỗ trợ quá trình điều trị cho chó bị đau chân diễn ra nhanh và hiệu quả.
Về cách chăm sóc, rõ ràng chó đang bị què thì không nên cho chó tập thể dục mà hãy chú trọng vào việc nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu chó bị nhẹ thì ít nhất cũng phải nghỉ ngơi điều trị một tháng và lâu hơn tùy theo mức độ. Chỉ khi tình trạng của chó ổn định hơn nhiều, không còn dấu hiệu đi cà nhắc thì mới tập cho chó vận động trở lại theo cường độ từ thấp đến cao.
Phòng ngừa chó bị đau chân, sưng chân
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của chó, bạn cần bổ sung thực phẩm có chứa nhiều canxi hoặc sữa để giúp xương khớp chắc khỏe. Giúp tăng cường sự bền bỉ cho hệ thống cơ, xương khớp của chó, các loại thực phẩm chức năng này có thể tìm mua ở các cửa hàng thú y.
Dành thời gian tắm nắng cho chó vào buổi sáng để bổ sung thêm vitamin D tự nhiên, nếu có điều kiện thì bổ sung thực phẩm chức năng cho chó.
Hạn chế để chó vận động nhiều, liên tục trong thời gian ngắn, nhất là những hoạt động mạnh về thể chất. Không cho chó chạy quá nhanh, nhảy từ những vị trí cao xuống thấp..
Mỗi ngày nên dẫn chó đi dạo với những hoạt động thể dục nhẹ để giúp hệ thống xương khớp được dẻo dai và linh hoạt. Nếu chó bị đau chân thì cần ngưng các hoạt động thể dục, vận động ở chó. Để chó nghỉ ngơi vài ngày hay đến khi lành hẳn mới cho chó vận động lại.
Không cho chó vui chơi ở những vị trí có nhiều vật sắc nhọn, cứng như đá, sỏi, bụi cây có gai…
Nếu không áp dụng những biện pháp bảo vệ chó mà để chó hoạt động tự do thì nguy cơ chó bị đau chân là rất cao, vì vậy bạn cần phải kiểm soát các hoạt động của chó thật chặt chẽ khi đưa chó ra ngoài đi dạo.
Lời kết
Khi dẫn chó đi dạo hay áp dụng các bài tập thể chất thì cần đảm bảo rằng chó đang trong tâm trạng thoải mái. Chỉ cần để ý, quan sát chó một chút là chúng ta đã có thể bảo vệ chó tránh khỏi những tai nạn không mong muốn. Từ đó đẩy lùi những rủi ro làm chó bị đau chân, sưng bàn chân, ngón chân, sưng khớp,…
Với những thông tin mà Nuôi Chó Mèo đã cung cấp trong bài viết này, hi vọng sẽ mang lại cho bạn những kiến thức thú vị và giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cho đi cà nhắc, đi khập khiễng…do chó bị đau chân.
Xem thêm: Các loại thức ăn cho chó