Khi nhận thấy mèo có dáng đi bất thường như đi cà nhắc, đi khập khiễng thì khả năng cao là mèo đang bị đau chân. Còn đau chân trước hay chân sau thì tùy vào tình hình thực tế ở mèo. Bởi vì mèo bị đau chân sau hay chân trước thì có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản cho đến phức tạp khó chữa trị.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này. Nào bắt đầu thôi.
Nguyên nhân mèo bị đau chân sau và chân trước
Đối với động vật nói chung và loài chó nói riêng thì khi chúng vận động, di chuyển là bao gồm sự kết hợp nhiều cơ quan như não bộ, cơ, các chi, dây thần kinh và cả cột sống. Vì vậy khi mèo bị đau chân sau và chân trước thì có thể xuất phát từ những nguyên nhân có liên quan đến các bộ phận kể trên.
Thường khi mèo bị đau chân thì có liên quan đến những tổn thương ở các rễ thân kinh xung quanh khu vực lưng dưới hay xương cụt. Ngoài ra, còn có thể bắt nguồn từ những chấn thương liên quan đến xương chân, khớp chân, xương chậu…
Riêng đối với chi, chân trước của mèo nếu bị chấn thương thì cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà tình trạng nặng hay nhẹ sẽ khác nhau. Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân làm mèo bị đau chân khá phổ biến sau đây, trước hết là nguyên nhân bệnh tật làm mèo bị đau chân.
Do bệnh thoái hóa và viêm khớp: Nếu đã có kinh nghiệm nuôi mèo thì bạn sẽ nhận ra đây là căn bệnh khá phổ biến với mèo. Hệ quả là làm cho sụn mỏng và yếu dần đi, làm cho chân sau của mèo bị yếu hơn trước và còn làm mèo cảm thấy đau đớn.
Do bệnh tiểu đường hay béo phì: Hai căn bệnh này thường gặp ở mèo trưởng thành, mèo già…và gây ra những tác động nhất định đến hệ thống dây thần kinh và xương khớp. Từ đó làm mèo bị đau chân và gặp nhiều khó khăn khi đi lại.
Do bệnh tắc nghẽn máu đông: Đây là bệnh lý làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, cụ thể là gây ra sự hạn chế của máu khi lưu thông xuống 2 chân sau của mèo.
Do bệnh thận: Có thể bạn chưa biết, bệnh thận ở mèo tiềm ẩn nguy cơ làm mèo bị yếu hai chân sau.
Ngoài ra còn có những lí do làm mèo bị đau chân khác như sau:
– Mèo chạy nhảy và bị căng các mô mềm cũng như khớp.
– Mèo nhảy từ cao xuống thấp nhưng không may tiếp đất sai tư thế khiến mèo bị đau chân trước vì chấn thương.
– Do mèo gặp phải những va chạm mạnh như té ngã, vì vật nặng đè lên chân hay do tai nạn…
– Cũng có thể mèo bị côn trùng, động vật cắn vào chân khiến chân mèo bị đau.
– Gặp phải những tai nạn nguy hiểm như xe cộ tông…
Dấu hiệu cho thấy mèo bị đau 2 chân sau
Tùy vào nguyên nhân khiến mèo bị đau chân mà tình trạng mèo bị yếu 2 chân sau hay bị tê liệt sẽ diễn ra nhanh hay chậm và biểu hiện đau đớn của mèo ít hay nhiều. Với đặc điểm chung là một loài động vật có tính thụ động cao nên đôi khi mèo không có những biểu hiện rõ ràng khi bị đau chân.
Nhưng chỉ cần chú ý quan sát một chút là bạn đã có thể nhận thấy được điều bất thường ở chó, sau đây là những dấu hiệu cho thấy mèo bị đau 2 chân sau.
– Mèo thường nằm im và ít di chuyển, vận động hơn so với thường ngày.
– Đi đứng loạng choạng, không vững và mèo dễ bị ngã.
– Gần như mèo không thể đi bình thường bằng 4 chân, chỉ có 2 chân trước là linh hoạt còn lại 2 chân sau thì mèo có biểu hiện kéo lê.
– Mèo sẽ bị đau và hay có hành động liếm lông nửa thân dưới, đôi khi còn kêu la nhiều.
Chẩn đoán mèo bị đau chân trước
Những trường hợp mèo bị đau chân trước mà ở tình trạng nặng thì có thể mèo đã gặp phải chấn thương nghiêm trọng nào đó. Hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để tiến hành kiểm tra toàn diện nhằm chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.
Bác sĩ thú y có thể yêu cầu bạn cung cấp những thông tin về tiền sử bệnh của mèo trong quá khứ. Đây cũng là một cơ sở quan trọng để xác định những vấn đề mèo đang gặp phải là do chấn thương ở chân hay do bệnh tật nào đó gây ra. Bên cạnh đó, thời điểm mèo bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu bất thường làm mèo bị đau chân cũng khá quan trọng.
Trường hợp mèo có vế thương hở ở chân hay có vết cắn của động vật, côn trùng thì kiểm tra xem vết thương có bị nhiễm trùng hay không. Nếu cần thiết thì thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra thêm những vấn đề bệnh lý khác.
Ngoài ra, chụp X-quang là giải pháp giúp bác sĩ thú y có thể kiểm tra, đánh giá một cách chính xác về những chấn thương xảy ra bên trong cơ thể của mèo.
Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị sưng chân
Điều trị mèo bị đau chân trước, chân sau
Sau khi bác sĩ thú y có những chẩn đoán về tình hình chấn thương chân của mèo, với nguyên nhân mèo bị đau chân trước là do mèo gặp phải chấn thương nghiêm trọng thì sau đây là những phương pháp chữa trị mà bác sĩ thú y có thể sẽ áp dụng.
Cố định chân mèo
Khi mèo bị chấn thương chân trước nhưng không quá nặng thì bác sĩ thú y sẽ dùng phương pháp cố định chi trước để cải thiện tình hình, giảm tình trạng mèo bị đau chân. Nẹp và băng bó vết thương sẽ được áp dụng trong trường hợp này.
Cơ bản thì đây là một giải pháp tạm thời nhằm ngăn ngừa những tổn thương khác có thể tác động vào chấn thương cũ. Nếu tình hình không được cải thiện thì cần có một phương pháp khác để điều trị dứt điểm.
Với trường hợp mèo bị gãy xương thì cần phải được bó bột, tổng thời gian cố định chân của mèo bằng hình thức bó bột là từ 1 đến 3 tháng tùy vào mức độ nặng hay nhẹ. Khoảng thời gian này sẽ giúp chân của mèo có thể phục hồi lại được phần nào trước khi bước vào giai đoạn phục hồi hoàn toàn.
Xem thêm: Mèo bị gãy chân có tự lành không?
Phẫu thuật cho mèo bị đau chân, chấn thương
Khi mèo bị thương nặng ở chân trước hay chân sau thì bác sĩ thú y có thể tiến hành phẫu thuật để chữa trị cho mèo. Đối với chấn thương mà phần xương lòi ra khỏi da thì thực hiện chèn ghim xuyên qua da và xương. Những chấn thương đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bắt ốc, vít đặt bên trong xương và giữ nguyên một thời gian cho xương lành hẳn rồi mới phẫu thuật để lấy ra.
Ngoài ra còn có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật làm cứng khớp để điều trị mèo bị đau chân, trong tiếng anh gọi là “arthrodesis”. Đây là một quy trình giúp làm giảm sự chuyển động và có tác dụng cố định lại phần khớp đang bị tổn thương. Tuy nhiên, trường hợp phần khớp bị tổn thương nặng và không thể chữa trị được thì có thể bác sĩ thú y sẽ tiến hành loại bỏ để đảm bảo an toàn cho mèo.
Trong một vài trường hợp hiếm gặp, chân trước hay chân sau của mèo bị tê liệt hoàn toàn, bị yếu và không thể chữa trị được nữa. Lúc này giải pháp tồi tệ nhất mà bác sĩ thú y đưa ra là cắt chân của mèo và để mèo sống bình thương nhưng thiếu chân, điều này có thể là một lựa chọn tốt cho mèo.
Điều trị nhiễm trùng cho mèo bị đau chân
Những trường hợp mèo bị đau chân nhẹ với những vết thương bị nhiễm trùng do động vật, côn trùng cắn thì cần phải khử trùng ở khu vực vết thương (đôi khi là phải tiến hành gây mê cho mèo trước). Nếu mèo bị nhiễm trùng da có mủ xuất hiện thì phải được khử trùng và rửa sạch vết thương. Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da phát triển bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh.
Bênh cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh thì có thể sử dụng thêm các loại thuốc khác, căn cứ vào phương pháp điều trị mà bác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc phù hợp. Ngoài ra sốt chống viêm được sử dụng để hỗ trợ chống sưng tấy và những cơn sốt ở mèo.
Để làm giảm và kiểm soát tình trạng mèo bị đau chân thì có thể tiêm thuốc giảm đau trong những trường hợp mèo quá đau và không chịu nổi. Hoặc cho mèo uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Xem thêm: Làm gì khi mèo tiểu ra máu?
Hồi phục chấn thương cho mèo sau điều trị
Sau khi được bác sĩ thú y chữa trị và được cho về nhà để chăm sóc, nên đeo vòng cổ chống liếm cho mèo. Điều này có ý nghĩa năng ngừa những tác động của mèo đến vùng bị tổn thương, nhất là hành động liếm vết thương của mèo.
Chăm sóc mèo bị đau chân cần cho chúng nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tối đa các cử động ở mèo để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Chuẩn bị cho mèo một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mèo.
Cần đưa mèo đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ thú ý để theo dõi tiến độ hồi phục, thông báo cho bác sĩ thú y biết tình hình hồi phục sức khỏe của mèo. Khi mèo có bất kì biểu hiện bất thường nào nguy hiểm đến sức khỏe thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị.
Đối với mèo bị đau chân với những chấn thương nhẹ và được điều trị kịp thời là như vậy, nhưng với trường hợp mèo phải cắt bỏ chi, khớp thì bạn cần chăm sóc mèo cẩn thận hơn. Bởi vì mèo bị mất mát bộ phận trên cơ thể, chúng cần có nhiều thời gian hơn để thích nghi với sự thay đổi trên cơ thể này.
Xem thêm: Mèo thích ăn gì?
Lưu ý khi chăm sóc mèo bị yếu 2 chân sau hay trước
Để quá trình hồi phục của mèo diễn ra nhanh và an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi chăm sóc mèo bị đau chân.
– Thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách chăm sóc mèo, nhất là những quy đình về uống thuốc.
– Không được cho mèo sử dụng các loại thuốc khác mà chưa được sự cho phép của bác sĩ thú y.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mèo thông qua khẩu phần ăn uống thích hợp, kết hợp với những bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
– Chăm sóc mèo bị đau chân do những chấn thương nặng thì cần phải kiên trì và nhẫn nại. Cần một thời gian khá dài để mèo có thể hồi phục và đi lại bình thường, không thể một sớm một chiều mà đòi hỏi mèo lành lặn được.
Mèo bị đau chân và những câu hỏi thường gặp
Mèo bị đau chân có tự lành được không?
Với những trường hợp mèo bị nhẹ do những nguyên nhân không quá nghiêm trọng như côn trùng cắn, vết thương ngoài da…thì mèo có thể tự lành được. Tuy nhiên những tình huống phức tạp hơn thì bắt buộc phải cần đến quá trình điều trị của bác sĩ thú y.
Cách phòng ngừa mèo bị đau chân
Bạn cần phải kiểm soát và chăm sóc mèo cẩn thận hơn để hạn chế rủi ro đau chân ở mèo.
– Tiêm ngừa các loại vacin phòng bệnh cho mèo.
– Kiểm soát, hạn chế mèo tự ý đi ra ngoài nhiều.
– Không cho mèo leo trèo, chạy nhảy lung tung.
– Nếu có điều kiện và thời gian thì cho mèo đi khám sức khỏe định kì.
Tại sao mèo bị đau chân thường bỏ ăn?
Không chỉ riêng mèo mà ở tất cả các loài động vật khác cũng vậy, kể cả con người. Khi mèo bị đau chân do chấn thương hay bị bệnh nào đó thì cơ thể cũng sẽ rất mệt mỏi, mất đi cảm giác thèm ăn và làm cho mèo biếng ăn, bỏ ăn.
Vì mèo cũng gặp khó khăn khi đi lại, chỉ nằm một chỗ nhiều nên bạn cũng nên kích thích cảm giác thèm ăn của mèo bằng những món ăn mà chúng yêu thích.
Lời kết
Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp tất cả mọi người nắm bắt chi tiết, đầy đủ hơn về vấn đề mèo bị đau chân. Từ đó có những cách xử lý phù hợp khi không may mèo gặp phải những chấn thương làm ảnh hưởng đến chân của mèo.
Xem thêm: Các loại thức ăn hạt tốt cho mèo