cách chăm sóc chó con mới đẻ

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ Mới Sinh 1 Tháng 2 Tháng

Chó con mới sinh thì rất yếu ớt về mọi mặt, đề kháng yếu dễ mắc các loại bệnh nên chăm sóc chó con mới đẻ là việc cần làm với sự tận tâm cao nhất. Quá trình chăm sóc chó con sau sinh đòi hỏi trải qua nhiều công đoạn, từ các yếu tố bên ngoài cho đến việc chăm sóc sức khỏe chó con. Với những trường hợp chó con mới đẻ bị mất mẹ thì chăm sóc lại càng phức tạp và khó khăn hơn.

Nếu bạn là người mới lần đầu chăm sóc chó con mới đẻ thì cũng không cần phải lo lắng, những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Bài viết khá dài và đầy đủ chi tiết nên hãy kiên nhẫn để theo dõi nhé.

Chăm sóc chó con mới đẻ từ môi trường sống

Trong toàn bộ tuổi đời của một chú cho thì giai đoạn mới sinh là khoảng thời gian phát triển nhanh nhất nhưng cũng dễ mắc bệnh và tỉ lệ chết cũng ở mức rất cao. Kể từ khi lọt lòng từ bụng mẹ thì chó con phải làm quen và chịu đựng điều kiện, nhiệt độ sống của môi trường bên ngoài. Những sự ảnh hưởng từ nhiệt độ, độ ẩm cũng như điều kiện dinh dưỡng khác xa hoàn toàn khi còn trong bụng mẹ.

Chăm sóc chó con mới đẻ phải cho chúng sống trong điều kiện có ánh sáng tự nhiên chiếu vào sau khi sinh khoảng 3 ngày, điều này sẽ giúp cho chó con phát triển tốt hơn.

Chó con mới sinh sống trong môi trường như thế nào

Môi trường trong bụng mẹ và môi trường sống ngoài đời khác nhau hoàn toàn, hai điều kiện sống cũng có nhiều khác biệt. Vì vậy chăm sóc chó con mới đẻ cần có sự chuẩn bị nơi ở hay ổ của chó con thật tốt. Bạn có thể dùng những tấm carton để tạo thành ổ đủ lớn giúp chó mẹ và chó con nằm trong đó. Vị trí đặt ở một không gian riêng ít người lui tới, có sự yên tĩnh. Một nơi kín đáo sẽ giúp chó mẹ giữ ấm cho cơ thể của chó con tốt hơn, không nên đặt ở những nơi mà ánh nắng mặt trời có thể chiếu trực tiếp vào (nếu có thì chỉ là ánh sáng).

Khi chăm sóc chó con mới đẻ thì chú ý trong ổ của chúng không được đặt quá nhiều khăn mềm, vì chó con lăn qua lăn lại cuộn tròn dể bị cuốn lại và ngạt thở. Nếu muốn lót gì dưới ổ thì nên là tấm carton hay chỉ cần 1 tấm vải sạch là đủ. Nếu chó con sinh vào mùa lạnh thì chú ý giữ ấm ổ đẻ, dùng bóng đèn neon hay đèn điện để tăng nhiệt độ tránh làm chó con bị lạnh.

Những cách chăm sóc chó con mới đẻ

Như đã đề cập ở trên, chăm sóc chó con mới đẻ sẽ hơi khó khăn vì cơ thể chúng còn rất yếu về mọi mặt. Để nuôi chó con tốt nhất thì bạn hãy xem qua những yếu tố sau đây.

Vệ sinh ổ đẻ cho các chú cún yêu

Thường thì chó mẹ sau sinh luôn ở bên cạnh con của mình, chúng chỉ nằm nghỉ ngơi và cho con bú ngay ổ đẻ. Chỉ những lúc đi vệ sinh hay ăn uống thì chó mẹ mới tách rời đàn con của mình. Chăm sóc chó con mới đẻ cũng cần dọn dẹp một nơi ở, một không gian tuyệt vời nhất cho chó con.

Vậy thì bạn có thể tranh thủ thời gian lúc chó mẹ rời khỏi ổ để dọn dẹp vệ sinh cho sạch sẽ, có thể thay khắn lót ổ nếu cần thiết. Môi trường khô thoáng, nơi ở sạch sẽ không bị ẩm thấp sẽ hạn chế vi khuẩn tấn công chó con trong tình trạng non nớt.

Một chi tiết bạn cần chú ý khi chăm sóc chó con mới đẻ là không nên lót nhiều lớp vải trong ổ đẻ. Bởi vì nếu chó con chưa mở mắt thì chúng không thấy đường, không xác định phương hướng và không biết gì những thứ xung quanh mình (trừ bầu vú của chó mẹ). Lúc này chó con bò lung tung để bị các lớp vải đè, quấn gây ngạt thở.

cách chăm sóc chó con mới đẻ

Hỗ trợ làm sạch cơ thể chó con mới sinh

Phần lớn những chú cún con khi mới sinh thì toàn thân của nó rất dơ, dính chất nhầy, nước ối. Thường thì chó mẹ sẽ liếm phần dơ này những cũng chưa sạch hoàn toàn, hãy bắt đầu quá trình chăm sóc chó con mới đẻ bằng việc dùng khăn mềm thấm nước và lau nhẹ nhàng chó đến khi sạch nhé.

Chó con mới sinh thì rất nhỏ bé, yếu ớt, mỏng manh giống như một đứa bé sơ sinh. Nếu là người nuôi chó không có kinh nghiệm và chưa từng trải qua những công việc này, bạn nên dành thời gian tìm hiểu để áp dụng những kĩ thuật trong việc chăm sóc chó con mới đẻ.

Trong những ngày đầu sau sinh, phần cuống rốn của chó con vẫn còn nằm trên bụng. Hãy để đó một cách tự nhiên và đừng can thiệp gì, không nên cắt vì có thể làm chó con bị chảy máu. Theo thời gian thì cuống rốn sẽ teo hoặc rụng một cách tự nhiên khá an toàn.

Xem thêm: Chó con mấy ngày mở mắt?

Chăm sóc chó con mới đẻ cần hỗ trợ cún bú mẹ

Chó con mới sinh thì rất yếu ớt chưa tự bò được, mắt cũng chưa mở. Thời gian trung bình để chó con mở mắt là khoảng 10-12 ngày tùy theo sự phát triển.

Chúng phải tự chui rúc, đánh hơi để tìm vú mẹ nhằm bú sữa khi chúng thấy đói. Do đó chăm sóc chó con mới đẻ bạn cần hỗ trợ giúp chúng vấn đề bú mẹ với những trường hợp chó con mất phương hướng, hay bị những chú cún con khác tranh giành vú mẹ quá mức. Các bước hỗ trợ chó con như sau:

– Bước 1: Bế chó con một cách nhẹ nhàng rồi đưa miệng của chó con cạnh kề vú của chó mẹ

– Bước 2: Dùng ngón ta đã rửa sạch đặt vào miệng của chó con rồi di chuyển miệng chó con vào núm vú của chó mẹ rồi từ từ rút ngón tay ra.

Mách bạn một tip nhỏ để những lần sau chó con tự tìm vú mẹ, bạn hãy vắt vài giọt sữa mẹ rồi bôi vào mũi của chó con. Chúng ngửi quen hơi thì những lần sau dù chưa mở mắt thì chúng có thể cảm nhận mùi sữa và tự tìm được vú mẹ.

Dựa vào cách này bạn đã nắm thêm kiến thức chăm sóc chó con mới đẻ rồi đấy.

Xem thêm: Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Chăm sóc chó con mới đẻ ở nhiệt độ phù hợp

Tìm hiểu thông tin, kiến thức chăm sóc chó con mới đẻ hay chó con mới mua về tách mẹ thì không quên chú ý đến yếu tố nhiệt độ. Chó con mới sinh cần ở nơi có nhiệt độ ấm, những nơi kín đáo, ấm áp là phù hợp.

Nếu chó mẹ sinh con vào mùa đông thời tiết giá lạnh thì cần phải che chắn gió thật tốt, có thể áp dụng thiết bị sưởi ấm nếu cần thiết. Nhiệt độ lý tưởng của nơi ở chó con là khoảng 26-27 độ và độ ẩm không cao hơn 80%.

Chăm sóc chó con mới đẻ cũng đòi hỏi sự quan tâm, chú ý tới nhu cầu hay sự thích ứng với nhiệt độ của chó con. Nếu nhiệt độ là thích hợp thì những chú chó con sẽ ngủ rất ngon, không kêu la hay có những biểu hiện khó chịu.

Nếu chỗ ở quá nóng thì chúng sẽ cựa quậy, kêu la hay tự lăn ra xa nhau. Trường hợp lạnh thì ngược lại, chúng sẽ bu lại vào nhau và nằm co ro. Dựa vào những biểu hiện này để bạn có thêm những cách xử lý phù hợp, nhằm chăm sóc chó con mới đẻ hiệu quả hơn.

Cách chăm sóc chó con mới đẻ bị mất mẹ

Theo tự nhiên thì chó con sinh ra đều nhận được sự yêu thương, chăm sóc từ chó mẹ. Tuy nhiên với những trường hợp đặc biệt như chó mẹ không có sữa, không đủ sức khỏe để chăm con hay tệ hơn là chó mẹ qua đời. Những trường hợp thế này thì bạn phải biết cách chăm sóc chó con mới đẻ bị mất mẹ, bạn là người thay chó mẹ trực tiếp thực hiện công việc này. Nhằm giúp chó con phát triển khỏe mạnh một cách bình thường và toàn diện nhất.

Những chuyên gia về thú ý đã khẳng định rằng, để chăm sóc chó con mới đẻ bị mất mẹ thì điều quan trọng là cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Tiếp đến là chuẩn bị môi trường sống, vệ sinh cho chó thường xuyên và áp dụng những phương pháp phòng chống các loại bệnh thường gặp.

Xem thêm: Chó con ăn gì?

chăm sóc chó con mới đẻ

Chế độ dinh dưỡng để chăm sóc chó con mới sinh bị mất mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, tốt nhất cho chó con trong giai đoạn sơ sinh. Nhất là trong khoảng thời gian 24 tiếng sau khi sinh, chó con cần bú mẹ để nạp trực tiếp nguồn dinh dưỡng quan trọng này.

Với những chú cún con có mẹ và có sữa mẹ đầy đủ thì trong khoảng 1 tháng đầu tiên việc bú mẹ là chắc chắn phải có. Tuy nhiên với những chú chó mất mẹ hay mẹ không sản sinh được sữa để nuôi con thì là một câu chuyện hoàn toàn khác. Lúc này chăm sóc chó con mới đẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều, mỗi giai đoạn sau sinh bạn cần bổ sung cho chó con một nguồn dinh dưỡng khác nhau.

Chăm sóc chó con mới đẻ mất mẹ trong 2 tuần đầu

Khoảng thời gian 2 tuần đầu tiên sau khi sinh thì chó con cần một nguồn dinh dưỡng cực tốt để phát triển và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể dùng các loại sữa đặc biệt dành cho chó con và giúp chúng uống. Bạn có thể tham khảo những loại sữa như: Esbilac PetAg, sữa PetLac…để chăm sóc chó con mới đẻ không còn mẹ.

Với số lần uống thì bạn phải chia ra nhiều lần trong ngày từ sáng đến tối, thậm chí là có cả cử khuya để chó con không bị đói. Khi chó con có mẹ thì ban đêm chúng bú sữa mẹ cũng rất nhiều. Mỗi ngày bạn nên cho chó cong uống sữa ít nhất là 5 hay 6 lần, mỗi lần trung bình khoảng 20ml, thời gian cách đều nhau từ 2 đến 3 tiếng. Nếu không có thời gian để pha sữa cho mỗi lần uống thì bạn có thể pha sẵn và để tủ lạnh và cho chó con uống trong ngày, nhưng khi cho uống nhớ hâm nóng ít nhất bằng nhiệt độ cơ thể. Chăm sóc chó con mới đẻ bị mất mẹ bằng sữa đòi hỏi phải kiên nhẫn và mất khá nhiều thời gian, công sức.

Xem thêm: Chó con 1 tháng tuổi ăn gì?

Cách chăm sóc chó con mới sinh mất mẹ từ 3 đến 6 tuần

Trong giai đoạn này, bên cạnh việc duy trì cho chó con uống sữa khoảng 4-5 lần/ngày thì cũng nên tập cho chó con làm quen với việc ăn dặm.

Tập cho chó con làm quen với thức ăn như cháo nấu loãng, hay trộn thức ăn khô vào sữa tạo hỗn hợp sền sệt rồi cho chó con ăn thêm ngoài bữa chính là sữa. Duy trì cho chúng ăn cháo đến khoảng 6 tuần tuổi, lúc này hãy bỏ dần sữa từ từ và thay thế hoàn toàn bằng thức ăn. Vậy thì chăm sóc chó con mới đẻ sẽ làm bạn hơi mệt mỏi trong khoảng 6 tuần đầu tiên sau sinh đấy.

Xem thêm: Chó con 2 tháng tuổi ăn gì?

Giúp chó con đi vệ sinh

Nếu chó con còn mẹ thì chó mẹ sẽ hỗ trợ chó con đi vệ sinh nhưng nếu không còn mẹ thì bạn phải “ra tay” xử lý. Chó con mới sinh không tự chủ, không kiểm soát được nhu cầu vệ sinh. Thay vào đó bạn phải là người trực tiếp giúp chó con đi vệ sinh.

Sau khi chó con uống sữa/ăn xong thì bạn hãy dùng khăn giấy ướt để lau nhẹ vào hậu môn nhằm kích thích. Duy trì thực hiện thao tác này chó đến khi chó con được 3 tuần tuổi, ôi chăm sóc chó con mới đẻ mất mẹ thật là cực. À bạn còn phải theo dõi chất lượng phân của chó con để kiểm soát tình hình sức khỏe của chúng nữa.

thức ăn cho chó con 1 tháng tuổi

Cách chăm chó con mới đẻ bằng chế độ dinh dưỡng tốt

Chăm sóc chó con mới đẻ cần ưu tiên nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau để chó con phát triển tốt nhất. Sau đây là chế độ dinh dưỡng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

– Khoảng 4-5 ngày đầu tiên sau sinh bạn hãy để chó con bú sữa mẹ hoàn toàn nhằm bổ sung kháng thể tự nhiên.

– Từ 5 đến 15 ngày tuổi bạn có thể cho chó con uống thêm những loại sữa chuyên dụng khác.

– Sau 2 tuần tuổi thì tập cho chó con làm quen với thức ăn bằng cháo để dạ dày và hệ tiêu hóa làm quen.

Chăm sóc chó con mới đẻ không chỉ chú trọng vào nguồn dinh dưỡng mà còn phải quan tâm đến sự phát triển của chúng trong từng giai đoạn.

Bạn nên kiểm soát cân nặng của chó con, để ý những chú cún yếu, phát triển chậm. Chó con nào nhẹ cân thì cần cho chúng bú mẹ nhiều hơn, có thể do chúng không cạnh tranh lại những con khác nên ít được bú mẹ.

Trường hợp bạn nghe chó con sủa, kêu la om sòm thì có thể chúng đang đói những không được bú mẹ hay sữa mẹ không đủ. Hãy bổ sung thêm sữa ngoài bằng cách đổ sữa ra đĩa rồi cho chúng tự liếm.

Để chăm sóc chó con mới đẻ tốt thì bạn cũng nên bổ sung thêm chất xơ, vitamin có trong rau củ. Đặc biệt là canxi giúp khung xương và hệ răng phát triển vững chắc.

Có thể bạn cần: Chăm sóc chó Poolde mới đẻ

Cách cho chó con mới sinh ăn

Đối với chó con thì số bữa ăn của chúng rất nhiều trong một ngày, cứ sau khoảng 2-3 tiếng là phải cho chúng ăn một lần. Trường hợp chó con nhỏ, nhẹ cân, yếu ớt thì phải tăng số bữa ăn lên nhiều hơn. Số lượng thức ăn không quá ít và không quá nhiều, vừa đủ là được.

Chó con mới sinh cần được nuôi bằng nguồn sữa mẹ, chó con mới đẻ bú sữa đầu là tốt nhất. Đây là nguồn sữa có chứa nhiều kháng thể giúp chó con tránh được nhiều bệnh tật. Ví dụ chó mẹ sinh nhiều con trong một lứa thì thường con sinh sau cùng sẽ yếu nhất đàn, vì vậy cần ưu tiên cho con này bú sữa đầu để cung cấp kháng thể tốt.

Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm ở chó con. Nếu chó mẹ đã được tiêm vac-xin trước khi mang thai 1 tháng, thì các kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ chó con cho trong suốt thời gian rất dài. Do đó, cho chó con bú càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, chăm sóc chó con mới đẻ bằng sữa non cũng rất tốt cho sự phát triển. Sữa non chứa thành phần dinh dưỡng cao với protein, vitamin, các chất chống oxy hóa…

Xem thêm: Chó con uống sữa bò, sữa ông Thọ được không?

chó con 1 tháng tuổi ăn gì

Phòng bệnh là cách chăm sóc chó con mới đẻ hiệu quả

Chăm sóc chó con mới đẻ hay chó con mới mua về cần phải quan tâm tới việc phòng bệnh cho chúng, không nên để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” xảy ra. Chó con vốn yếu ớt mà chúng còn bị ốm, bị bệnh về đường ruột, tiêu hóa…thì khá là phiền phức. Cho nên phòng bệnh là cách chăm sóc chó con mới đẻ rất hiệu quả cần phải áp dụng.

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó con

Chó con sẽ bị đau bụng, đi ngoài nếu như bấn phải dịch hậu san hay liếm phân từ bộ phận sinh dục của chó mẹ. Bởi vì phân và dịch hậu sản có nhiều vi khuẩn làm cho chó con không thể tiêu hóa được. Chăm sóc chó con mới đẻ không nên bỏ qua việc vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn của chó mẹ sau khi sinh, mỗi ngày nên vệ sinh 2 đến 3 lần.

Có thể cho chó con sau sinh uống thêm men Biosutin 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 2 đến 4 giọt. Men này có tác dụng giảm tình trạng đầy bụng, giải quyết hiện tượng sữa thừa, sữa viêm. Giúp chó con hạn chế gặp phải những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Trong một đàn chó con ở chung với nhau thì hay xảy ra hiện tượng chó con bú nhau, kể cả bộ phân sinh dục, vì vậy bạn nên theo dõi chúng thường xuyên hơn. Chó con khi đói sẽ hay đi bú lung tung nên cho chúng bú sữa nếu thấy chó con bú chó con khác. Chăm sóc chó con mới đẻ cần phải vệ sinh hậu môn cho chó con, đây là việc nên làm mỗi ngày, nhất là sau khi chó con đi vệ sinh.

Ai cũng biết sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sự phát triển của chó con nhưng phải là sữa sạch thì mới tốt được. Nếu vú mẹ bị viêm sẽ làm chó con bị đau bụng kèm triệu chứng thở gấp. Vì vậy phải bịt băng dính lại không cho chó con bú nếu phát hiện vú chó mẹ bị viêm.

Có thể bạn cần: Cách chữa trị chó con bị tiêu chảy

Phòng bệnh hô hấp ở chó con mới sinh

Ở đầu vú chó mẹ hay có các nếp da nhăn nheo cùng với độ ẩm cao là do chó con bú nhiều. Đây là môi trường thuận lợi sinh ra nhiều loại vi khuẩn và là nguyên nhân gây bệnh hô hấp ở chó con. Do đó chăm sóc chó con mới đẻ thì không quên vệ sinh đầu vú của chó mẹ 2 đến 3 lần mỗi ngày nhé.

Môi trường sống không sạch, nhiều bụi bẩn và lâu ngày không tắm sẽ làm chó mẹ bị nấm. Chưa kể chó con đi vệ sinh tại chỗ một cách thường xuyên làm ổ lót bị dơ, nhiều vi khuẩn cũng dễ gây viêm đường hô hấp ở chó con nếu bạn không chăm sóc chó con mới đẻ cẩn thận.

Chó mẹ sau sinh nên được vệ sinh cơ thể thường xuyên để tránh chó con tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, chó con cũng tiểu rất nhiều nên bạn cũng phải thay ổ lót mỗi ngày 1-2 lần nhé.

Nếu khi chăm sóc chó con mới đẻ mà bạn làm tốt những vấn đề ở trên thì đã giúp chó con không bị đi ngoài, phòng được các bệnh về đường ruột, về hô hấp.

nên cho chó con ăn gì

Chăm sóc chó con mới đẻ cần phải tiêm phòng

Chó con mới sinh cũng hay có hiện tượng chế giả, có thể chúng bất tỉnh không kêu. Bạn hãy bế chó con lên rồi hướng đầu chó xuống dưới, dùng ống để hút hết dịch bên trong mũi ra rồi lau sạch mũi. Có thể thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách ấn nhẹ vào thành ngực để chó con thở lại bình thường.

Việc chăm sóc chó con mới đẻ không thể thiếu vấn đề tiêm phòng, khoảng tuần thứ 3 sau sinh bạn nên đưa chó con đến cơ sở thú ý để kiểm tra. Bác sĩ thú ý có thể sẽ thực hiện tiêm phòng vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Chú ý là khi chó con mới mở mắt sẽ còn khá yếu nên không được để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Xem thêm: Chó có ăn được Socola không?

Dinh dưỡng chăm sóc chó mẹ sau sinh

Sau khi sinh con thì nhu cầu dinh dưỡng của chó mẹ cũng sẽ tăng cao để sản sinh sữa cho chó con bú. Chăm sóc chó con mới đẻ cũng không quên bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho chó mẹ.

– Chất đạm có trong trứng gà, các loại thịt đỏ như thịt gà, thịt lợn, thịt bò hay thịt vịt sẽ là thành phần thiết yếu trong thức ăn của chó mẹ sau sinh.

– Chất béo: Thành phần quan trọng thứ hai là chất béo, chiếm 15% khẩu phần, thường có trong phô mai, trứng hoặc mỡ cá.

– Tinh bột: Đừng quên cho chó mẹ ăn một ít cơm hoặc cháo để lấy tinh bột chuyển hóa năng lượng, tuy nhiên không cần cho ăn nhiều.

– Chất xơ vẫn cần thiết cho hệ tiêu hóa của chó mẹ, bạn có thể cho chó mẹ ăn các loại rau xanh, tránh các loại đậu, các loại củ và ngũ cốc khiến chó mẹ bị no bụng mà lại ít chất dinh dưỡng.

– Canxi có tác dụng phát triển khung xương của chó con nên rất cần trong khẩu phần ăn của chó mẹ. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như trứng, phô mai, cải xoăn, các loại rau có lá xanh thẫm…

– Nước rất cần cho chó mẹ trong quá trình sản xuất sữa. Ngoài nước sạch hằng ngày, bạn có thể cho chó mẹ uống thêm sữa hoặc nước hầm xương.

Xem thêm: Các loại thức ăn cho chó tốt nên dùng thử

Một vài lưu ý khi chăm sóc chó con mới sinh

Những tuần đầu tiên sau sinh thì chó con bú sữa mẹ là chính nên sức khỏe sẽ khá ổn định, trừ những chú cún nhẹ cân hơn thì cần phải chăm sóc chó con mới đẻ thật đặc biệt. Đến khoảng tuần thứ 3 là chó con có thể ăn dặm với những loại thức ăn mềm như cháo. Nếu cảm thấy không an tâm thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ thú ý để được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chó con.

Chó con mới sinh thì luôn mỏng manh và yếu ớt nên phải chăm sóc cẩn thận, khi bế chó con thì cũng phải nhẹ nhàng và từ từ. Chó mẹ vừa sinh cần phải đảm bảo tuyến sữa an toàn, không bị nhiễm trùng thì mới cho con bú.

Chăm sóc chó con mới đẻ rất tốn nhiều thời gian và công sức, bạn phải theo dõi đàn chó thường xuyên. Bởi vì hay xảy ra tình trạng chó con đè nhau, hay bị đẩy ra xa chó mẹ, chó con tranh giành bú mẹ…Những trường hợp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của chó con. Một kinh nghiệm hay là bạn nên để những chú cún con nhẹ cân ở phần vú gần chân sau của chó mẹ, bởi vì đây là khu vực có nhiều sữa hơn.

Trên đây là những thông tin kiến thức về cách chăm sóc chó con mới đẻ hay chó con mới tách mẹ, chó con mới mua về. Chúc bạn sẽ có được những phương pháp chăm sóc chó con sau sinh tốt để chúng không bị ốm, không bị bệnh đường ruột, hô hấp…

Có thể bạn cần: Chăm sóc chó mẹ sau sinh

error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền