mèo bị áp xe

Cách Chữa Trị Mèo Bị Áp Xe Ngay Tại Nhà

Mèo bị áp xe là một bệnh lý tuy không thường xuyên xảy ra ở mèo nhưng làm cho nhiều chủ nuôi mèo cảm thấy lo lắng khi mèo cưng bị áp xe. Việc tìm hiểu những nguyên nhân, cách chữa trị và phòng bệnh mèo bị áp xe là rất cần thiết. Nắm bắt những kiến thức này giúp chúng ta có những giải pháp xử lý đúng đắn và kịp thời khi mèo mắc chứng bệnh này. Hãy cùng Nuôi Chó Mèo tìm hiểu thêm nhiều thông tin quan trọng với bài viết sau đây.

Mèo bị áp xe là gì?

Về khái niệm thì chúng ta có thể hiểu mèo bị áp xe là tình trạng nhiễm trùng mô bào do những tổn thương trên vết thương của mèo. Có thể là vết cắn, vị trí tiêm chích, phẫu thuật, do mèo bị ngứa và tự gãi, cào gây xước da…Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh mủ làm chết tế bào ở mô bào tạo ra những độc tố nguy hiểm tạo nên bọc u nhọt cục bộ ở vị trí vết thương.

Khi các chất dịch viêm tích tụ ngày càng nhiều, không thể tự thoát ra ngoài sẽ gây ứ lại và làm sưng phồng da. Tình trạng mèo bị áp xe, bị sưng phồng da sẽ càng khó bị phát hiện hơn với những giống mèo lông dài bởi vì lớp lông đã che khuất cục u này. Ở những trường hợp nặng thì mèo sẽ cảm thấy khó chịu, dễ bị nhiễm trùng máu và nguy cơ mèo không qua khỏi sẽ tăng cao.

Thường thì mèo đực chưa bị thiến sẽ có xác suất bị áp xe cao hơn so với mèo cái, nguyên nhân là mèo đực động dục sẽ xảy ra nhiều cuộc tranh đấu để tranh giành bạn tình. Làm mèo đực có nguy cơ bị thương nhiều hơn và tỉ lệ mèo bị áp xe cũng sẽ cao hơn.

Áp xe ở mèo có thể ở dạng kích thước lớn hoặc nhỏ, thường có màu đỏ nếu vị trí ở dưới da và nguy cơ phá hủy mô cục bộ. Ở những vị trí ổ áp xe bị vỡ thì sẽ tiết ra dịch có mùi hôi khó chịu.

Mèo bị áp xe có thể được hình thành ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể của mèo, ví dụ như: dưới da, trong miệng…và những cơ quan khác. Những khu vực, bộ phận thường bị áp xe nhất là đầu, cổ, tay chân, lưng mèo…

Đa số các trường hợp mèo bị áp xe sẽ không quá nguy hiểm nhưng sẽ làm cho mèo cảm thấy khó chịu với những cơn đau. Bệnh lý này thường gây sốt ở mèo ngay cả khi vị trí áp xe đã bị vỡ ra và chảy dịch. Nếu như áp xe xảy ra ở bên trong cơ thể thì dễ gây biến chứng nhiễm trùng nội tạng nếu khối áp xe bị vỡ bên trong.

Nguyên nhân khiến mèo bị áp xe

Những nguyên nhân khiến mèo bị áp xe thì cũng khá nhiều, bao gồm nguyên nhân xuất phát từ bản năng hoang dã của động vật, bản năng bày đàn, tự vệ và săn mồi của mèo. Đặc trưng của loài mèo là thường có xu hướng tấn cống lẫn nhau để tranh giành bạn tình, bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ con. Chính những vết thương trên cơ thể mèo khi bị nhiễm trùng thì sẽ làm cho mèo bị áp xe.

Do các vết tiêm vacxin gây ra hay do thuốc chậm tiêu, các loại thuốc chống chỉ định tiêm trên bắp thịt như canxi clorua và thuốc trị rận ghẻ, ký sinh trùng làm chảy máu dưới da. Nhất là những loại thuốc không được phân tán đều làm mèo bị áp xe ở vị trí tiêm thuốc. Ngoài ra còn do những nguyên nhân khác như sau:

– Mèo mẹ sau sinh trong giai đoạn cho con bú bị vết thương hở ở núm vú, vết thương kéo dài lâu ngày gây ra tình trạng áp xe ở mèo.

– Mèo hậu phẫu thuật không được chăm sóc đúng đắn làm cho vết thương bị nhiễm trùng.

mèo bị áp xe

Dấu hiệu mèo bị áp xe

Như đã được nhắc đến ở phần trên, mèo bị áp xe có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như: đầu, cổ, thân, bụng, lưng…Khi dùng tay sờ vào sẽ nhận thấy có một khôi u đầu cứng. Ở thời điểm bị nhiễm trùng sinh mủ thì bên trong có chứa dịch viêm, đồng thời khối u này cũng sẽ mềm ra. Bên cạnh đó còn có những triệu chứng trên cơ thể mèo như sau:

– Mèo bị áp xe thường có biểu hiện liếm nhiều ở vùng da u lên do áp xe, mèo cảm thấy khó chịu và đau.

– Những phẩn ứng viêm xuất hiện và độc tố làm mèo cảm thấy mệt mỏi, ít vận động và mèo biếng ăn hơn.

– Mèo bị sốt nhẹ và có thể là sốt cao nếu như mèo bị nhiễm trùng nặng.

– Mèo thường nằm một chỗ và phát ra nhiều tiếng kêu hơn.

– Nếu mèo bị áp xe ở vị trí chân hay đùi thì sẽ khó khăn trong việc di chuyển, mèo đi loạng choạng và nhiều lúc mèo không thể đi được do bị đau.

Mèo rụng lông nhiều ở vị trí vết thương, rụng thành từng mảng.

– Nếu bị nhiễm trùng máu có thể khiến mèo bị hôn mê, thở gấp…thậm chí là bị suy nhược chức năng ở các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh.

Một số triệu chứng mèo bị áp xe có thể khiến bạn dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh thường gặp ở mèo, vì vậy bạn cần phải quan sát tổng thể để có những chẩn đoán chính xác về bệnh lý mèo đang gặp phải.

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về mặt sức khỏe như vừa mới đề cập thì nên đưa mèo đến phòng khám thú y để được kiểm tra. Việc sớm phát hiện mèo bị áp xe sẽ giúp quá trình chữa trị thuận lợi và nhanh khỏi hơn.

Mèo bị áp xe sau khi tiêm

Mèo bị áp xe sau tiêm xảy ra khá phổ biến, đây là một trong những biến chứng thứ phát của vết thương do quá trình tiêm chích dưới da hay ở cơ bắp. Nhất là sau khi tiêm các loại thuốc dầu hay thuốc nội tiết, thuốc bổ và bao gồm các loại vacxin.

Nguyên nhân làm mèo bị áp xe sau tiêm là do vị trí tiêm bị viêm nhiễm, đồng thời cũng là kết quả của quá trình miễn dịch. Sau khi tiêm cho mèo, các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng hay liên cầu tấn công trực tiếp vào vị trí vết thương (nghĩa là vị trí tiêm) làm nhiễm khuẩn và mưng mủ ở đây. Sau khi vi khuẩn và các tế bào bạch cầu chết đi thì xác của chúng cũng được phân hủy nên hình thành mủ và làm mèo bị áp xe.

Có thể thấy rằng tình trạng mèo bị áp xe sau tiêm cũng hay xảy ra với tất cả các giống mèo. Đặc biệt là thường xảy ra ở những con mèo được tiêm bởi chính chủ nuôi chứ không phải là người có chuyên môn, tay nghề trong lĩnh vực này. Vì vậy, bạn cần hạn chế tiêm cho mèo mà nên đưa mèo đến bác sĩ thú y sẽ tốt hơn cho mèo.

Xem thêm: Hậu môn mèo bị sưng đỏ

Các dạng mèo bị áp xe sau khi tiêm

Mèo bị áp xe sau tiêm dưới da: Với loại này thì bạn sẽ thấy có một khối phồng lên, phần da sẽ bao phù khu vực áp xe này. Phần áp xe có màu đỏ và sưng nên ở vùng da xung quanh đó, sờ vào có cảm giác nóng và mẹo bị đau do có mủ ở bên trong. Mèo bị đau la do những áp lực phát ra từ trong khối áp xe tăng lên, khi quá trình nhiễm trùng tiến triển nặng và lan trọng vào các mô thì mèo sẽ bị sốt, mệt mỏi.

Mèo bị áp xe từ bên trong cơ thể: Hay còn gọi là áp xe sâu và xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, rét, ớn lạnh, khô môi…Toàn thân uể oải, mệt mỏi, kiệt sức…Tùy vào vị trí ổ áp xe mà mèo còn gặp phải những triệu chứng khác.

Chữa trị mèo bị áp xe tại nhà

Tùy theo tình trạng mèo bị áp xe nặng hay nhẹ mà chủ nuôi quyết định tự điều trị ở nhà hay đưa đến phòng khám thú y. Nếu như sau khi được bác sĩ thú y thăm khám và chỉ định chăm sóc tại nhà thì cần thực hiện đúng theo hướng dẫn, dặn dò của bác sĩ thú y. Mèo bị áp xe có thể được chữa khỏi hoàn toàn và nhanh chóng nếu như bạn sớm phát hiện bệnh. Chữa trị mèo bị áp xe tại nhà bao gồm các công việc như sau:

– Đầu tiên là làm sạch vết thương cho mèo bằng nước ấm, nên lau sạch phần mủ đi. Nếu như dịch mủ tiết ra và ứ đọng nhiều thì cần hút dịch hay lau khô phần mủ này. Tiến hành loại bỏ vảy và tế bào chết xung quanh vết thương rồi dùng khăn ướt hơi ấm đắp lên khu vực vết thương. Đến khi vảy mềm thì nhẹ nhàng gỡ ra và loại bỏ các tế bào chết.

– Tiếp theo là quá trình sát trùng vết thương bằng những loại thuốc sát trùng chuyên dụng như Povidine 10%. Kết hợp bôi thuốc khử trùng như Cortibion, chai xịt silvergiene nano bạc, Panthenol,…Sử dụng bất kì loại thuốc nào để chữa trị mèo bị áp xe thì cũng nên thăm hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Với những tình huống mèo bị áp xe nặng thì không nên tự chữa trị ở nhà mà nên đưa mèo đến bác sĩ thú y, để mèo ở nhà sẽ tiềm ẩn những rủi ro về mặt sức khỏe cho mèo. Cần chọn cơ sở thú y uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và đầy đủ dụng cụ y khoa sử dụng cho quá trình điều trị cho mèo.

Bác sĩ thú y có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cho mèo. Trong một số tình huống thì kết hợp truyền dịch nếu như mèo bị nhiễm trùng nặng. Trường hợp mèo bị áp xe với vết thương hở nhiều thì phẫu thuật khâu liền lại và băng bó cẩn thận. Sau đó không cho mèo vận đồng nhiều để tránh làm bung chỉ làm hở vết thương.

Lưu ý khi điều trị mèo bị áp xe

Khi mèo bị áp xe nặng và tiến hành khâu vết thương thì cần đảm bảo mèo có đủ da thịt, nếu như cố gắng để kéo da và may lại thì phần da này sẽ dễ bị căng ra và bị rách. Cho mèo đeo vòng cổ chống liếm để ngăn chặn mèo liếm vào vết thương gây nhiễm trùng.

Nếu như bác sĩ thú y có tiêm kháng sinh cho mèo để chống nhiễm trùng thì sau khi tiêm cần xoa bóp vết tiêm để thuốc tan. Trường hợp mèo bị áp xe không quá nặng, tình trạng sức khỏe vẫn ổn thì không nên lạm dụng mà tiêm kháng sinh vì không tốt cho gan, thận của mèo.

Trong quá trình chữa trị mèo bị áp xe thì cần chú ý đến việc giảm đau cho mèo bằng các hình thức phù hợp.

Hạn chế để mèo vận động trong giai đoạn hồi phục nhằm tạo điều kiện để các mô liên quan được chữa lành.

mèo bị áp xe

Chăm sóc và phục hồi cho mèo bị áp xe

Nếu như bác sĩ thú y có kê đơn thuốc kháng sinh để chữa trị mèo bị áp xe, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngay cả với trường hợp tình hình sức khỏe của mèo có dấu hiệu ổn định hơn thì cũng tuân theo những khuyến nghị này. Làm tốt công việc này sẽ giúp quá trình điều trị mèo bị áp xe nhanh chóng đạt được kết quả như mong đợi.

Thường thì sẽ có lịch hẹn tái khám sau vài ngày để thực hiện một số công việc điều trị tiếp theo. Nếu trong quá trình chăm sóc mèo bị áp xe mà nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm thì đừng do dự trong việc hỏi ý kiến bác sĩ thú y, nhất là những triệu chứng vết sưng ở khu vực áp xe sau khi phẫu thuật.

Quá trình hồi phục của mèo nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh có những biến chứng phức tạp và nguy hiểm hay không. Với phần lớn các trường hợp mèo bị áp xe thì đều hồi phục ổn định nếu được chữa trị sớm, việc tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ thú y là rất quan trọng với tốc độ hồi phục của mèo.

Mèo bị áp xe sẽ có những dấu hiệu hồi phục sức khỏe sau vài ngày điều trị, mèo sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 2 tuần điều trị. Trong thời gian này nên deo vòng cổ chống liếm cho mèo để ngăn chặn hành động mèo liếm vào khu vực bị áp xe.

Xem thêm: Cách chữa trị mèo đi ngoài ra máu

Câu hỏi liên quan về bệnh áp xe ở mèo

Mèo bị áp xe có nguy hiểm không?

Nếu sớm phát hiện và chữa trị thì sẽ không gây ra bất kì nguy hiểm nào đến sức khỏe của mèo. Mèo có phần da khá nhạu cảm nên khi áp xe hình thành có dịch mủ và nhiều vi khuẩn thì sẽ gây nguy hiểm nếu không sớm điều trị. Tình huống xấu hơn là những phản ứng viêm dẫn tới nhiễm trùng máu gây tử vong cho mèo.

Có nên đưa mèo bị áp xe đến phòng khám thú y?

Nếu bạn không thể đánh giá tình trạng mèo bị áp xe nặng hay nhẹ, cũng như không có những kiến thức và cách xử lý phù hợp thì nên đưa mèo đến cơ sở thú y để kiểm tra.

Cách phòng ngừa áp xe ở mèo

Đề phòng ngừa mèo bị áp xe thì trước hết là bảo vệ mèo tránh khỏi những tổn thương trên da, không cho mèo tiếp xúc với mèo hoang, mèo lạ để tránh xung đột và tấn công lẫn nhau.

Nếu mèo bị thương thì chú ý sát trùng cho mèo để vết thương không bị nhiễm trùng và nhanh lành.

Lời kết

Việc điều trị mèo bị áp xe không quá khó khăn, chỉ cần sớm phát hiện và chữa trị thì tình hình sẽ sớm được cải thiện. Nếu mèo bị nhẹ thì bạn có thể tự điều trị tại nhà nhưng với trường hợp mèo bị nặng thì cần đưa đến bác sĩ thú y sẽ an toàn hơn cho mèo.

Để hạn chế tình trạng mèo bị áp xe thì sau khi tiêm ngừa các loại vacxin cho mèo thì hãy xoa đều vị trí tiêm để vacxin được hòa tan hết. Chúc bạn và mèo cưng của mình luôn được khỏe mạnh nhé.

Xem thêm: Các loại thức ăn hạt tốt cho mèo

error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền