chó bị sổ mũi

Chữa Trị Chó Bị Sổ Mũi, Chảy Nước Mũi Tại Nhà

Với bất kì ai nuôi thú cưng và chó nói riêng thì cũng dành sự quan tâm đặc biệt dành cho thú cưng của mình. Chó bị sổ mũi là một trong những bệnh thường gặp khiến chúng ta phải phiền lòng vì đôi khi không biết làm thế nào. Bài viết này sẽ chia sẻ những nguyên nhân làm chó bị sổ mũi, chảy nước mũi và cách chữa trị giúp cho nhanh khỏe. Bao gồm cả giống chó Poodle bị sổ mũi hay chó Pug bị chảy nước mũi, nào cùng tìm hiểu nhé

Chó bị sổ mũi, chảy nước mũi là gì?

Có thể khẳng định lại rằng, chó bị sổ mũi với biểu hiện chảy nước mũi là hiện tượng phổ biến chó rất thường gặp. Mặc dù đa số chó chỉ bị nhẹ và sẽ tự khỏi, nhưng không phải vì vậy mà lúc nào cũng chủ quan và không quan tâm đến việc chữa trị.

Chó bị sổ mũi thường làm chó cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, chó biếng ăn hơn và thậm chí là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do vi khuẩn gây bệnh hoành hành.

Nguyên nhân làm chó bị chảy nước mũi

Chẩn đoán chính xác nguyên nhân làm chó bị sổ mũi sẽ giúp bạn có hưởng xử lý, giải pháp điều trị hiệu quả. Sau đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước mũi ở chó.

Thời tiết thay đổi làm chó bị sổ mũi

Đây là nguyên nhân khiến chó bị sổ mũi hàng đầu, phổ biến và thường gặp nhất. Không chỉ với chó mèo mà với con người cũng vậy, thời tiết thay đổi chuyển lạnh đột ngột dễ làm chúng ta bị cảm lạnh.

Những khi thời tiết chuyển trạng thái từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh hay vào giai đoạn chuyển mùa. Chó có sức đề kháng yếu, chưa quen với sự thay đổi này sẽ dễ bị cảm lạnh làm chó bị sổ mũi khò khè.

Nhất là với đối tượng chó con mới đẻ, chó mẹ đang mang thai…giai đoạn này sức khỏe của chó thường yếu hơn và dễ bị bệnh do cơ thể không chống chọi được vi khuẩn xâm nhập.

chó bị sổ mũi

Môi trường sống thay đổi, dị ứng, vật thể lạ

Chó con mới chuyển về nhà mới cùng chủ nhân mới thì chưa thích nghi được với cuộc sống, môi trường mới. Chúng cần thời gian để làm quen, hòa nhập và thích nghi với những điều mới mẻ.

Chó dễ bị sổ mũi khi tiếp xúc với môi trường lạ, ngay cả khi môi trường sống bị ô nhiễm cũng là tác nhân làm cho bị sổ mũi, chảy nước mũi.

Khứu giác của chó khá nhạy cảm cho nên chó dễ bị dị ứng với những mùi hương lạ, gây ra những kích ứng cho hệ hô hấp của chó. Ngoài ra, bụi bẩn hay vật thể lạ nào đó như côn trùng nhỏ vô tình lọt vào mũi gây tác động đến khu vực này. Lúc này, phản ứng tự vệ chống lại dị vật xâm nhập sẽ làm chó bị chảy nước mũi.

Chó bị chảy nước mũi do viêm nhiễm

Nhiều nguyên nhân làm chó bị sổ mũi, dẫn đến hiện tượng chảy nước mũi rất khó kiểm soát, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng thể của chó. Một trong số đó không thể thiếu nguyên nhân bắt nguồn từ hệ hô hấp của chó, phổ biến là tình trạng viêm mũi hay viêm phổi (được trình bày ở bên dưới). Nhiều con chó chịu những tác động từ môi trường bên ngoài, ví dụ như bị dị ứng chất độc, khí độc hay mũi bị mắc kẹt vật lạ nào đó làm viêm nhiễm. Chó sẽ cảm thấy khó chịu, chó bị chảy nước mũi dịch xanh hay vàng.

Viêm mũi là một nguyên nhân làm chó bị sổ mũi, đây là bệnh lý chó thường gặp phải ở thời điểm cuối mùa thu chuyển sang mùa đông và cuối mùa đông sang đầu mùa xuân. Chủ yếu là do thời tiết lạnh hay do chó tắm nhưng không được lau khô bộ lông, nhiễm lạnh là nguyên nhân làm chó bị chảy nước mũi. Ngoài ra, các loại thức ăn chưa được chế biến chín hay đồ đông lạnh cũng gây ra vấn đề chảy nước mũi ở chó.

Chó bị sổ mũi do viêm thường có biểu hiện chảy nước mũi, chiếc mũi bị ướt, màng và rỉ mũi bám vào hai bên lỗ mũi. Để ý bạn sẽ thấy chó liên tục bị ngứa mũi và có hành động dụi mũi vào đồ vật, thở khò khè và mũi kêu khịt khịt.

Xem thêm: Dấu hiệu chó bị trầm cảm

Chó chảy nước mũi màu xanh do nhiễm độc

Chó bị trúng độc chì thường có biểu hiện chảy nước mũi, run rẩy, mắt lờ đờ. Chó còn sủa rất nhiều, nặng hơn thì miệng sùi bọt mép. Nguy hiểm hơn là dấu hiệu của co giật, hốc hác, nôn, đau bụng…Bản tính chó hung dữ bất thường và nhiều trường hợp chó chết đột ngột.

Chó bị liệt do nhện cắn, gây ra những thay đổi bất thường trong tiếng sủa của chó. Biểu hiện chó bị liệt có dấu hiệu tăng dần theo mức độ, ban đầu chó bị yếu 2 chân sau rồi lan sang 2 chân trước và phần cổ, sau đó là liệt cơ hô hấp. Mắt, mũi chảy ra dịch có mủ, giác mạc bị khô, thân nhiệt giảm sau, mất khả năng nhai nuốt thức ăn.

Chó bị sổ mũi do bệnh về đường hô hấp

Chó bị viêm phổi sẽ có những biểu hiện như sốt cao, ho, khó thở, chó bị sổ mũi và chảy nước mũi, mắt chảy dịch có mủ. Nhiều trường hợp có sự tồn tại của vi sinh vật trong dịch chảy ra.

Chó bị viêm phế quản thường xảy ra với chó lớn tuổi, hơi béo, chó sinh sống ở nơi có nhiều bụi bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Đây là căn bệnh thường ở trạng thái mãn tính, kèm theo triệu chứng ho, sót, khó thở.

Chó bị viêm xoang sẽ bị đau nhiều ở khu vực xoang, làm chó bị sốt và suy nhược cơ thể, nhiều tình huống có liên quan đến vấn đề răng hàm bị viêm.

Bệnh lao là một căn bệnh ít khi gặp ở chó, gây ra tình trạng ho, mắt và mũi chảy ra chất dịch có màu. Gan, màng bụng, phổi, ngoại tâm mạc, tim có những hạt nhiều thịt màu trắng hồng. Chó suy nhược, hạch lympho sưng, ăn uống kém. Cơ thể có cảm giác khó chịu, chó ốm yếu và chết sau đó.

chó bị chảy nước mũi

Chó con bị chảy nước mũi do viêm phổi

Chó bị viêm phổi là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng thể của chó. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết, một phần cũng do cách chăm sóc chó chưa hợp lý từ chủ nuôi. Ví dụ như tắm nước lạnh cho chó, sự thay đổi đột ngột về thân nhiệt cũng dễ dẫn đến tình trạng viêm phổi ở chó. Ngoài ra con do sự tấn công của vi khuẩn, vi sinh vật có trong đường hô hấp vào phổi.

Khi bắt đầu chính thức bị viêm phổi thì chó sẽ cảm thấy khó chịu, chó bị sổ mũi, chảy nước mũi, biếng ăn, có ho, mệt mỏi…Tiếng ho về sau ẩm, kéo dài hơn và đờm xuất hiện. Chó gặp khó khăn khi thở với biểu hiện 2 má phồng to lên, có chất nhầy, mủ, dịch từ mũi chảy ra. Về chu trình phát triển của bệnh thường bắt đầu khi chó bị cảm lạnh, tiếp đến là viêm phế quản và nặng hơn là tình trạng viêm phổi.

Dấu hiệu nhận biết chó bị sổ mũi

Sớm nhận biết những dấu hiệu chó bị sổ mũi và điều trị kịp thời sẽ giúp chó nhanh khỏi, hạn chế nguy cơ tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Những dấu hiệu chó bị sổ mũi bạn dễ dàng nhận ra là:

– Chó bị chảy nước mũi, phần mũi thường xuyên bị ướt, không khô ráo.

– Mũi có rỉ bám ở phần rìa hai bên lỗ mũi, xuất hiện màng trên mũi.

– Chó bị ngứa mũi được biểu hiện qua hành động, chúng thường xuyên cạ mũi vào các đồ vật khác để giảm ngứa, ngoài ra chó còn thở khò khè, xụt xịt.

– Một vài trường hợp chó có thể bị sốt, thân nhiệt tăng.

– Chó cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, lờ đờ và có thể xuất hiện tình trạng chó biếng ăn.

Khi phát hiện những dấu hiệu chó bị sổ mũi như trên thì cần có phương pháp điều trị thích hợp, những tình huống bị nặng thì nên đưa chó đi khám ở bác sĩ thú y.

Nên xem: Điều trị chó bị hắt xì, hắt hơi liên tục

Cách chữa chó bị sổ mũi tại nhà

Chó bị sổ mũi, chảy nước mũi nhẹ thì hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Trước hết là vệ sinh, rửa mũi thường xuyên cho chúng.

Chuẩn bị nước muối pha loãng, tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý. Dùng khăn sạch và làm ướt khăn bằng nước muối đã chuẩn bị rồi rửa, vệ sinh phần mũi cho chó.

Cũng tùy thuộc vào nguyên nhân làm chó bị sổ mũi, với những tình huống nặng không thể chữa trị tại nhà thì cần đưa đến cơ sở thú y. Ví dụ các trường hợp sau đây:

– Có dị vật mắc kẹt trong mũi, bác sĩ thú y mới có chuyên môn và năng lực để loại bỏ dị vật mắc kẹt này. Đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp chó hồi phục nhanh hơn.

– Chó bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, nấm thì cũng cần đưa đến bác sĩ thú y. Sau khi khám thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy vào tình trạng bệnh nặng nhẹ như thế nào.

– Nếu có ve mũi ở chó thì kết hợp điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.

– Trường hợp hiếm gặp là ung thư mũi sẽ làm chó bị chảy mũi khá nhiều.

Cách điều trị khi chó bị viêm mũi

Chuẩn bị nước ấm pha với một ít muối để vệ sinh mũi cho chó hay dùng nước muối sinh lý. Sử dụng khăn sạch và nước muối pha loãng để vệ sinh, lau mũi nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại đang tích tụ tại đây.

Tiếp theo, dùng nước muối sinh lý hay dung dịch Natri Cacbonat để nhỏ vào mũi của chó. Thực hiện mỗi ngày khoảng 2-3 lần, kết hợp vazolin để bôi mũi hỗ trợ.

Xem thêm: Chữa trị chó bị hóc xương

Cách điều trị chó bị chảy nước mũi do viêm phổi

Cũng áp dụng cách làm như vừa trình bày ở trên để điều trị chó bị sổ mũi, chảy nước mũi. Nhưng tăng tần suất rửa mũi chó lên 5 đến 10 lần một ngày, khi tình hình giảm đi thì giảm tần suất rửa mũi lại.

Cần cho chó ăn các loại thức ăn đã nấu chín, không nên cho chó ăn thức ăn sống. Bởi vì lúc này sức đề kháng của chó khá yếu, nếu ăn đồ ăn sống sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể làm tình hình trở nên phức tạp hơn.

Cho chó tắm nắng vào buổi sáng để chữa chó bị sổ mũi, giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và bồ sung vitamin tăng cường kháng thể.

Một khi tình trạng bệnh của chó không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa chó đến phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, hạn chế rủi ro nguy hiểm cho những biến chứng về sau.

Xem thêm: Tìm hiểu bệnh Parvo ở chó

chó bị sổ mũi

Chăm sóc chó bị sổ mũi như thế nào?

Trước hết, cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y, cho chó uống đúng thuốc và liều lượng để chó có thể hồi phục nhanh nhất.

Khi chó bị sổ mũi thì chú y vệ sinh, làm sạch phần dịch chảy ra từ mũi chó bằng nước muối pha loãng như đã được trình bày phía trên.

Cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho chó.

Nếu có tắm cho chó vào lúc này thì phải cẩn thận một chút, không được để mũi chó tiếp xúc với nước hay sữa tắm. Nước tắm cho chó phải phù hợp với nhiệt độ thực tế để tránh làm chó bị cảm lạnh.

Cách phòng ngừa chó bị sổ mũi

Nơi ở ấm thấp, nhiều bụi bẩn làm tăng nguy cơ chó bị sổ mũi, vì vậy cần phải chuẩn bị nơi ở cho chó với chất lượng tốt hơn. Chỗ ngủ của chó phải sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công vào hệ hô hấp.

Trong quá trình nuôi chó, chú trọng về khẩu phần ăn hàng ngày của chó phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu về dinh dưỡng. Nhằm giúp chó có được thể trạng sức khỏe tốt, sức đề kháng cao. Đồng thời, quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong thức ăn và nước uống của chó để tránh làm chó bị sổ mũi.

Dụng cụ ăn uống của chó như khay đựng thức ăn, nước uống cần được vệ sinh mỗi ngày. Không để thức ăn cũ tồn đọng lại, bởi vì đây chính là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển.

Tiêm vacxin phòng bệnh là giải pháp giúp chó ngăn ngừa được nhiều bệnh tật cũng như sư xâm nhập của vi khuẩn làm chó bị sổ mũi.

Các câu hỏi liên quan

Tại sao chó bị chảy nước mũi, nước mắt?

Khi phát hiện chó bị sổ mũi, chảy nước mũi và nước mắt cùng lúc thì quan sát xem tình trạng này có kéo dài không. Trường hợp có dịch màu xanh, vàng chảy ra từ mũi thì khả năng cao là chó đang mắc bệnh. Lúc này không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đến sự thăm khám và chữa trị của bác sĩ thú y.

Mũi chó bị chảy dịch vàng là bệnh gì?

Vấn đề này có thể liên quan đến những căn bệnh hiếm gặp như: Toxophasma, Cryptococus, Histoplasma

Chó bị chảy nước mũi và sốt thì làm gì?

Nếu chó bị sốt và chảy nước mũi thì rửa mũi bằng nước muối pha loãng như đã trình bày ở trên. Tiến hành hạ sốt cho chó bằng cách sử dụng thuốc, đắp khăn ướt hạ thân nhiệt cho chó.

Lời kết

Chó bị sổ mũi có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm khác, cho nên cần phải chữa trị sớm để đảm bảo an toàn cho chó. Hãy chăm sóc chó thật tốt với một sức khỏe cao nhất để chống lại sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Hi vọng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc thú cưng nói chung và chó bị sổ mũi nói riêng.

Xem thêm: Các loại thức ăn cho chó

error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền