Không chỉ có con người bị cảm lạnh mà ở động vật cũng thường mắc phải chứng cảm cúm này, khi thời tiết thay đổi thất thường thì chó bị cảm lạnh cũng là chuyện khá dễ hiểu. Những thời điểm giao mùa, thời tiết se lạnh của những ngày đầu đông đến gần chính là lúc tình trạng chó bị cảm lạnh trở nên phổ biến.
Sự khác biệt mà chúng ta phải thừa nhận là chó chỉ có thể có biểu hiện bị cảm lạnh thông qua những triệu chứng chứ không thể nói hay bày tỏ bằng cách gì khác cho bạn biết được. Cho nên khi chó bị cảm lạnh nhẹ hay giai đoạn đầu mới phát bệnh thì rất khó để chúng ta biết được.
Lúc này chính sự quan tâm của chủ nuôi thông qua sự quan sát, theo dõi những dấu hiệu để xác định chúng đang bị cảm cúm. Từ đó có những giải pháp xử lý kịp thời để cải thiện tình trạng bệnh, không để cho bệnh trở nặng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chó.
Nguyên nhân chó bị cảm lạnh
Ở những nơi có thời tiết lạnh như khu vực miền Bắc nước ta thì không chỉ con người mà chó cũng dễ bị cảm lạnh. Về nguyên nhân làm chó bị cảm lạnh thì có thể xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây.
– Nếu chó cưng của bạn không sống trong nhà mà được sắp xếp khu vực chuồng trại ở những nơi có nhiều gió, nhiệt độ ẩm thấp vào buổi tối thì rất dễ làm chó bị cảm lạnh. Ở những vùng quê người ta thường nuôi chó giữ nhà và cho chúng nghỉ ngơi, ăn ngủ ở ngoài sân thì chúng sẽ dễ bị cảm lạnh do yếu tố thời tiết.
– Nguyên nhân thứ 2 có thể là do chúng ta chưa biết chăm sóc, chưa biết cách vệ sinh chó sao cho hợp lý. Ví dụ như bạn tắm cho chó nhiều lần trong ngày hay những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhưng bạn vẫn tắm cho chúng mà không lau khô hay sấy khô toàn thân cho chó.
– Chó bị cảm lạnh cũng có thể là do bạn không thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu vực ăn ngủ của chó và chúng lại ở trong đó quá nhiều. Chính sự ẩm ướt, ẩm thấp của nơi chó ăn ngủ làm cho chó bị cảm lạnh vì đây là môi trường vi khuẩn dễ phát triển và xâm nhập vào cơ thể của chó.
– Nếu để ý bạn sẽ thấy tình trạng chó con bị cảm lạnh rất phổ biến, chúng thường xuyên gặp phải. Nếu so tỉ lệ mắc bệnh của chó con và chó trưởng thành thì có sự khác biệt khá lơn. Nguyên nhân làm chó bị cảm lạnh khi còn nhỏ là do sức đề kháng của chúng còn khá yếu và dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn.
Thời tiết là nguyên nhân chính làm chó bị cảm lạnh
Nguyên nhân chủ yếu làm chó bị cảm lạnh là do sự thay đổi của thời tiết, nhất là ở những giai đoạn giao mùa giữa khí hậu nắng nóng bỗng chuyển lạnh bất thường. Chính vì sự thay đổi đột ngột này làm chó không kịp thích nghi nên chó bị cảm cúm là điều khó tránh khỏi.
Với những sự thay đổi thất thường của thời tiết, từ nắng chuyển sang mưa hay ngược lại cùng với độ sự ẩm thấp thì chó bị cảm lạnh là điều bình thường. Nhiều người nghĩ rằng căn bệnh này có thể tự khỏi, dễ điều trị nhưng nếu lơ là thì cũng có nguy cơ dẫn đến những bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm mũi. Vì vậy nên có giải pháp và kế hoạch phòng ngừa bệnh cảm cúm cho chó, hoặc sớm chữa trị ngay khi chó vừa mắc bệnh.
Dấu hiệu chó bị cảm lạnh
Nhiệt độ cơ thể tăng lên chính là triệu chứng đầu tiên cho thấy chó bị cảm lạnh, khi chó nhìn về hướng có cường độ ánh sáng cao thì mắt của chó sẽ khó mở ra. Cùng với đó là dấu hiệu chó bị chảy nước mũi, có thể kèm theo ho và thường hay gãi vào mũi bằng đôi chân của mình.
Cơ thể của chó có biểu hiện run lẩy bẩy, thể hiện rõ sự uể oải, mệt mỏi, thẫn thờ. Tâm trạng thì buồn bã và không cho thấy sự lanh lợi, vui vẻ như thường ngày.
Chó bị cảm lạnh thường chỉ muốn nằm một chỗ, ngủ nhiều và ít vận động, lười biếng hơn.
Thói quen ăn uống của chó có sự bật thướng, đó là sự thay đổi về thói quen ăn uống. Cho dù là món ăn mà chúng thích cũng không làm chó bị kích thích, hứng thu, chó biếng ăn hay ăn rất ít. Những trường hợp nặng hơn khi chó bị cảm lạnh là thì có thể làm chó bị nôn tiêu chảy…
Ngay cả khi bạn là chủ nuôi thân thiết muốn chơi đùa, vuốt ve chó thì chúng cũng không hứng thú là bao, không hề có dấu hiệu vui vẻ. Đến thời điểm này thì có lẽ bệnh cảm lạnh ở chó đã trở nên nặng hơn và cần phải đưa chó đi khám nhanh nhất có thể.
Bên cạnh đó bạn có thể quan sát những đặc điểm bên ngoài cơ thể của chó để nhận biết như đôi tai rũ xuống, cơ thể nhem nhuốc, bộ lông thì xấu xí hơn và có những khu vực lông dựng đứng.
Trên đây là những dấu hiệu chó bị cảm lạnh mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhưng cũng có những lúc gây ra những sự hiểu lầm.
Bạn có thể cộng hưởng thêm yếu tố thời tiết, mùa trong năm để xác định chắc chắn. Đó là thời điểm cuối mùa thu và đầu mùa đông thời tiết lạnh và thất thường thì hay gặp tình trạng chó bị cảm lạnh.
Xem thêm: Chữa trị chó bị hắt xì, hắt hơi
Chó bị cảm cúm và cảm lạnh có giống nhau không?
Bệnh cúm ở chó cũng khá nguy hiểm và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chó, vậy nên bạn phải nắm bắt những dấu hiệu của bệnh cúm là gì. Để khi phát hiện chó của mình đang nuôi xuất hiện những biểu hiện này thì phải đưa đến cơ sở, bệnh viện thú y để sớm điều trị, không để lâu có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng.
Chó bị cảm cúm sẽ có biểu hiện rõ nhất là ho thường xuyên và kéo dài, nếu chó đã ho 1-2 tuần thì không nên chủ quan vì có thể đây là biểu hiện ban đầu. Những triệu chứng khác là chó bị sổ mũi hay bị sốt nhẹ, kết hợp những triệu chứng kể trên thì đã có thể khẳng định chó bị cúm. Nên đưa chó đến cơ sở thu y để thăm khám và điều trị sẽ tốt hơn là điều trị tại nhà.
Xem thêm:
Cách chữa chó bị cảm lạnh tại nhà
Tùy theo từng tình huống chó bị cảm lạnh mà bạn có những giải pháp điều trị phù hợp, nếu như bị nhẹ thì có thể chữa tại nhà còn nếu bị năng hơn thì nên đưa chó đến phòng khám, cơ sở thú y để được hỗ trợ tốt hơn.
Khi chó bị cảm lạnh thì trước hết nên di chuyển chó đến một căn phòng, một không gian ấm áp hơn, có thể đắp khăn cho chúng để tăng nhiệt độ cơ thể lên. Nếu có nguồn nguyên liệu như lá quế, lá tía tô thì cho chó uống để giữ ấm cơ thể hoặc uống nước đường, nước gừng ấm.
Tiếp theo là áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và điều trị chó bị cảm lạnh. Nhất là các loại vitamin và khoáng chất, uống nước ấm sẽ rất tốt cho chó.
Nếu như chó bị cảm lạnh nặng với những dấu hiệu ho nhiều và kéo dài thì nên đưa chó đến bác sĩ thú y để điều trị, không nên tiếp tục chữa tại nhà sẽ rất nguy hiểm vì tình hình bệnh có thể nhanh tiến triển nặng hơn.
Thời gian kể từ khi chó bị cảm lạnh cho đến khi hết hoàn toàn thường kéo dài khá lâu, trung bình có thể mất 1 hoặc lâu hơn là 2 tháng. Chó con và chó có sức đề kháng yếu dễ bị cảm lạnh và thời gian lành bệnh khá lâu.
Chó bị cảm cúm uống thuốc gì?
Với câu hỏi chó bị cảm uống thuốc gì thì còn phải cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh, nếu chó bị cảm cúm nhẹ với những dấu hiệu như chảy nước mũi, ho ít, ho khạc…thì có thể điều trị và kết hợp uống thuốc như sau.
Cho chó ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa kết hợp bổ sung thêm vitamin B, C, có thể uống thêm siro ho cảm. Khi chó mới nhiễm bệnh thì có thể cho chó uống famiflu để làm giảm nguy cơ tấn công của virus.
Nếu chó bị cảm lạnh mà có dấu hiệu chảy nước mũi đặc kèm theo hơi thở khò khè thì có thể uống thuốc acmuc hay bisolvon để làm loãng long đờm. Ngoài ra cón có thể cho uống kháng sinh như amoxilin hay zinnat để chống nhiễm khuẩn.
Khi chó bị cảm lạnh với những dấu hiệu như sốt cao, khó thở, ho nhiều…thì khả năng cao là chó đang bị nặng. Có thể chó đã bị cảm nhẹ khoảng 2 tuần và giờ là giai đoạn chuyển nặng hơn. Lúc này thay vì tìm hiểu chó bị cảm cúm uống thuốc gì thì bạn nên đưa chó đến phòng khám thu y để được điều trị sẽ tốt hơn.
Xem thêm: Nguyên nhân chó biếng ăn rụng lông
Chó bị cảm lạnh nên cho ăn gì?
Đa số chó bị cảm lạnh thì cơ thể sẽ mệt mỏi và chúng rất chán ăn do tình trạng sức khỏe không tốt, hãy chuẩn bị cho chó những loại thức ăn mà chúng thích hay thực phẩm kích thích sự thèm ăn như thức ăn có mùi thơm. Nấu cháo với thịt bằm là gợi ích giúp chó dễ ăn và dễ tiêu hóa, lượng thức ăn có thể ít hơn thường ngày.
Nên chia khẩu phần ăn của chó thành nhiều bữa nhỏ khác nhau, không chỉ là 3 bữa mỗi ngày như bình thường. Bởi vì khi chó bị cảm lạnh thì hệ tiêu hóa sẽ không ở trạng thái tốt nhất, ăn nhiều trong một bữa có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
Lưu ý khi chăm sóc chó bị cảm lạnh
Trước hết cần nhắc lại cách cho chó ăn khi chăm sóc chó bị cảm lạnh, vì chó sẽ ăn ít nên bạn hãy chia nhỏ ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Không nên cho chó ăn như bình thường vì chó khó hấp thụ được hết, đồng thời ăn nhiều bữa còn kích thích sự thèm ăn ở chó.
Hãy dành thời gian quan tâm đến cún yêu nhiều hơn, nếu chó bị cảm lạnh mà kèm theo những biểu hiện lạ nguy hiểm thì nên đưa chó đi khám. Trao đổi với bác sĩ thú y hay những người có kiến thức chuyên môn để được hỗ trợ tư vấn và có hướng xử lý phù hợp hơn. Trong những tình huống bệnh trở nặng thì đưa ngay đến cơ sở thú y và không nên chần chừ.
Trong quá trình chăm sóc chó bị cảm lạnh cần phải theo dõi tình trạng bệnh xem có tốt hơn theo thời gian không. Chú ý không nên để chó nằm ngủ ở những khu vực lạnh, có gió lùa hay mưa tạt vào. Tốt hơn cả phải là nơi khô ráo, sàn có lót thảm để tránh bị lạnh.
Xem thêm: Chữa trị chó bị rối loạn tiêu hóa
Phòng ngừa chó bị cảm cúm như thế nào?
– Không nên để chó nằm ngủ trực tiếp dưới nền nhà, nền gạch xi măng lạnh lẽo.
– Sắp xếp cho chó có chỗ ngủ phù hợp, tránh gió lùa và không khí lạnh ngoài trời, lót thêm khăn, nệm cho chó nằm.
– Nếu vào những ngày nhiệt độ xuống thấp mà muốn tắm cho chó thì nên tắm bằng nước ấm, sau khi tắm phải sấy khô tránh bị ẩm ướt vì dễ làm chó bị cảm lạnh.
– Tăng cường sức đề kháng cho chó thông qua một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Chú trọng vào việc giữ ấm cơ thể cho chó, có thể mặc thêm áo vào mùa lạnh hay những khi ra đường vào buổi sáng hay tối thời tiết lạnh. Nếu mắc mưa thì dùng nước ấm để tắm cho chó và sấy khô lông ngay sau đó, không được để lông bị ẩm ướt sẽ làm chó bị cảm lạnh.
Xem thêm: Dấu hiệu chó bị trầm cảm
Chó bị cảm cúm có khả năng lây cho người không?
Câu trả lời là cảm cúm ở chó không lây sang cho con người được vì sự khác nhau về nhiều mặt của cơ thể người và chó, về vấn đề này thì bạn không phải lo lắng khi chó bị cảm lạnh nhé. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một chú chó bị cảm cúm thì vẫn có thể lây sang những con chó đồng loại khác.
Phòng ngừa bệnh cảm cúm ở chó lây cho nhau là việc cần làm, hạn chế để chó bị nhiễm bệnh tiếp xúc với những con chó khác. Với chó không bị nhiễm bệnh thì bạn hãy bảo vệ bắng cách không cho chúng lại gần những con chó bị cảm lạnh khác, nhằm ngăn ngừa sự lây lan. Vào mùa đông thời tiết lạnh cần hạn chế đưa chó đến những nơi công cộng có nhiều chú chó khác.
Điều đặc biệt lưu ý là chó không lây bệnh cúm sang cho con người nhưng đôi khi con người là tác nhân gián tiếp lây bệnh cho chó. Vì vậy cần phải đề phòng ở trạng thái cao nhất có thể để ngăn ngừa chó bị cảm lạnh, cảm cúm.
Lời kết
Chỉ cần để ý một chút là bạn đã có thể nhận ra những dấu hiệu chó bị cảm lạnh và tình trạng sức khỏe của cún yêu. Hãy dành cho chúng sự quan tâm, sự yêu thương cần thiết để chó luôn được khỏe mạnh mỗi ngày.
Mong rằng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng chó bị cảm lạnh, cảm cúm. Từ đó có phương án phòng ngừa và chăm sóc chó hợp lý nhất, chúc bạn và cún yêu luôn vui khỏe.