Hướng Dẫn Cách Đỡ Đẻ Cho Chó Tại Nhà Thành Công

Đến thời điểm bạn tìm hiểu hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó cún cưng của bạn chắc hẳn đã trải qua một giai đoạn mang thai khá dài. Kể từ khi chó mang thai cho đến khi chó sinh đẻ là khoảng thời gian chúng cần được chăm sóc với một chế độ đặc biệt, nhằm giúp chó có được sức khỏe và thể trạng tốt nhất khi đến ngày chuyển dạ.

Rất nhiều chủ nuôi chó thường có suy nghĩ theo hướng truyền thống là để chó sinh đẻ một cách tự nhiên, bình thường mà không có bất kì một sự hỗ trợ nào. Điều này có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh nở của chó như chó con sinh ra không được khỏe mạnh, hay tỉ lệ tử vong cao khi chúng chào đời. Vì vậy, tìm hiểu cách đỡ đẻ cho chó là một sự chuẩn bị cần có để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả chó mẹ và chó con.

Tại sao phải đỡ đẻ cho chó?

Hầu hết các giống chó khi mang thai cho đến khi sinh đẻ đều cần sự quan tâm, chăm sóc của chủ nuôi. Và dĩ nhiên không thể thiếu công việc đỡ đẻ cho chó để đảm bảo quá trình sinh nở thành công, chó con và chó mẹ được khỏe mạnh. Theo bản năng tự nhiên thì chó có những kĩ năng tự sinh con và chúng biết mình phải làm gì khi chuyển dạ, nhưng bạn cũng không được chủ quan vì những tình huống rủi ro có thể xay ra.

Có thể bạn chưa biết có nhiều giống chó tương đối khó đẻ và bạn cần phải có kĩ năng, biết cách đỡ đẻ cho chó để hỗ trợ chúng. Ví dụ như giống chó Bull, Pug, Corgi, Chihuahua…là những giống chó được đánh giá rất khó đẻ. Hay những chú chó không có sức khỏe, thể trạng tốt, chó còi cọc, ốm yếu thì cũng rất khó đẻ. Một ca sinh nở của chó không phải giống nhau hoàn toàn mà tùy thuộc vào từng chú chó khác nhau. Có con thì dễ sinh, có con thì khó nên học cách đỡ đẻ cho chó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong những tình huống khẩn cấp.

Với những trường hợp chó mẹ không có kĩ năng sinh con, nếu bạn để chúng “tự bơi” mà không có kế hoạch đỡ đẻ cho chó thì khá nguy hiểm. Lúc này những tình huống xấu có thể xảy ra như chó con không được sinh, chúng nằm quá lâu trong bụng chó mẹ dẫn đến ngạt thở. Chó mẹ không rặn đẻ sinh còn làm thai chết lưu, gây nhiễm trùng cho chó mẹ rất nguy hiểm.

Chính vì vậy, đỡ đẻ cho chó là một việc làm rất cần thiết để hỗ trợ cho chó mẹ. Nếu không phải là người nuôi chó có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc nuôi chó thì bạn cần nhận được những hướng dẫn của bác sĩ thú y. Bởi vì bạn không thể tự mình làm công việc đỡ đẻ cho chó khi mà bạn không có một chút kiến thức hay kĩ năng nào cả.

cách đỡ đẻ cho chó

Tính toán ngày sinh của chó

Bạn phải biết được chó mang thai bao lâu, sau đó tính toán ngày chó có thể chuyển dạ để lên kế hoạch đỡ đẻ cho chó thật hoàn hảo. Thường thì người ta sẽ dựa vào ngày phối giống cho chó hay ngày chó giao phối để tính toàn ngày chuyển dạ. Quá trình chó mang thai nếu có điều kiện thì hãy đưa chó đi siêu âm để nắm bắt số lượng chó con. Nếu không có điều kiện thì hãy theo dõi, quan sát bụng chó mẹ. Bụng càng nhỏ thì số lượng thai càng ít, theo kinh nghiệm thì trường hợp này chó sẽ mang thai dài ngày hơn. Trung bình khoảng 65 ngày chó mới sinh con và nhiều trường hợp kéo dài đến gần 70 ngày. Bạn cần nắm bắt thông tin này để có kế hoạch đỡ đẻ cho chó thật chính xác.

Ngược lại, nếu như chó mang thai càng nhiều con thì thời gian chuyển dạ sẽ càng sớm, ví dụ như nhiều trường hợp khoảng 58 đến 60 ngày đã sinh con. Thường thì phải từ 55 ngày trở lên thì chó con mới có tỉ lệ sống cao, còn ít hơn 55 ngày thì rất khó để chó con sống. Điều này cũng có sự liên quan đến thời gian chó con mở mắt nhanh hay chậm, số lượng chó con ít thì chúng phát triển nhanh hơn.

Khi chuẩn bị đỡ đẻ cho chó bạn cần chú ý đến thông tin tỉ lệ chó mẹ sinh con vào ban đêm là rất cao, cho nên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bạn hơn. Nếu phát hiện giữa đêm chó có dấu hiệu sinh con thì hãy hỗ trợ chúng thật tốt để quá trình sinh đẻ được thành công.

Dấu hiệu chó sắp đẻ trước khi đỡ đẻ cho chó

Thời gian trung bình để chó mang thai tính từ thời điểm phối giống hay giao phối là khoảng 2 tháng. Một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy chó sắp sinh đó là nôn, chó biếng ăn, giảm ăn rõ rệt…Nhịp thở của chó cũng có nhiều sự thay đổi, thở bằng miệng nhiều hơn và thở hì hục, hổn hển. Nhìn chó rất lờ đờ và đôi khi là có nước mắt chảy, thân nhiệt của chó giảm xuống còn khoảng 37 độ C hoặc thấp hơn. Lúc này bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để đỡ đẻ cho chó là được rồi đấy.

Núm vú của chó sẽ có sữa chảy ra khoảng 1-2 ngày trước khi chuyển dạ, dễ bị thời tiết lạnh làm cho run rẩy. Cùng với những biểu hiện đứng ngồi không yên và dấu hiệu rõ rệt nhất là chó đi tìm ổ đẻ ở một góc riêng tư, kín đáo nào đó. Với những dấu hiệu chó sắp đẻ rõ ràng như vậy thì bạn hãy sẵn sàng chuẩn bị đỡ đẻ cho chó. Bạn cũng đừng quên chuẩn bị cho chó một ổ đẻ thật sạch sẽ, kín đáo, ấm áp nhé.

Xem chi tiết hơn: Dấu hiệu chó sắp đẻ

Chuẩn bị cho quá trình sinh sản của chó mẹ

Chắc chắn một điều chó mẹ khi sinh con sẽ rất mất sức và dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, tâm lý của chúng cũng rất sợ hãi. Vì vậy cần phải có sự chuẩn bị cho quá trình sinh sản của chó mẹ, trước khi bước vào giai đoạn biếng ăn để sinh con thì bạn nên bổ sung nguồn thực phẩm đặc biệt giàu dinh dưỡng và năng lượng cho chó mẹ.

Hỗ trợ đỡ đẻ cho chó cũng cần được chuẩn bị từ sớm, cần phải vệ sinh núm vú chó mẹ trước khi chính thức chuyển dạ. Nên dành thời gian để cạo lông ở xung quanh vú và vệ sinh bộ phận sinh dục cho chó mẹ. Quá trình đỡ đẻ cho chó bạn sẽ nhận thấy những cơn co thắt tử cung ở cho mẹ kèm theo những cơn đau, sau đó là hậu môn và bộ phận sinh dục sẽ nở to ra.

Có thể bạn cần: Cách chăm sóc chó mang thai

hướng dẫn đỡ đẻ cho chó

Đỡ đẻ cho chó cần những dụng cụ gì?

Việc quan trọng đầu tiên là chuẩn bị một ổ đẻ đủ lớn và thoáng mát, có vải hay giấy lót ở dưới. Ổ đẻ phải là nơi yên tĩnh, nếu vào mùa lạnh thì ổ đẻ phải ấm áp và tránh được gió lùa. Khi lót vải ở dưới thì không nên lót quá nhiều vì rất dễ làm chó con bị mắc kẹt lẫn nhau.

Trước khi đỡ đẻ cho chó nên chuẩn bị nhiệt kế để đo nhiệt độ, nếu có ẩm kế để đo độ ẩm nữa thì càng tốt. Đây là dụng cụ quan trọng để đo nhiệt độ và bạn có thể điều chỉnh thích hợp bằng lò sưởi để cho chó mẹ sinh đẻ.

Tiếp theo là những dụng cụ như: khăn sạch, kéo, chỉ, thuốc sát trùng, nước sạch…Nếu vào mùa đông thì nên có thêm những dụng cụ hỗ trợ sưởi ấm như bóng đèn, khăn nệm dày…

Nếu bạn chưa bao giờ đỡ đẻ cho chó thì nên liên hệ với bác sĩ thú y hay những người có kinh nghiệm nuôi chó để họ tư vấn thêm về những dụng cụ cần thiết khi chó chuyển dạ. Còn nếu bạn nuôi loại chó hay những bé chó khó sinh đẻ thì tốt nhất hãy để bác sĩ thú y đỡ đẻ cho chó. Như vậy mới đảm bảo được sự an toàn cho chó mẹ, chó con và quá trình chuyển dạ thành công tốt đẹp.

Công tác chuẩn bị đỡ đẻ cho chó

Chuẩn bị trước chó sinh 24 tiếng

Lúc này theo bản năng chó sẽ ăn ít hơn, thậm chí là bỏ ăn. Bụng sẽ căng tròn hơn cùng với những phản ứng của cơ thể như đi vệ sinh nhiều lần hơn. Nếu lúc này bạn ép chó ăn nhiều thì chó dễ bị nôn vì sự chèn ép của dạ dày với thai.

Chuẩn bị trước sinh đẻ từ 12 đến 24 tiếng

Chú ý kiểm tra thân nhiệt của chó thường xuyên, khi nhiệt độ cơ thể chó hạ thấp xuống còn khoảng 37 độ là thời khắc chó chuyển dạ đã cận kề và bạn hãy chuẩn bị tinh thần đỡ đẻ cho chó. Nhiều bé chó còn có biểu hiện âm hộ sưng to, có dịch lỏng, chất nhờn chảy ra. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác rất đáng thương từ chó mẹ như thể đang trông chờ vào sự chăm sóc của chủ nuôi.

Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà

Sau khi trải qua giai đoạn ngắn bị đau đẻ thì chó mẹ bắt đầu rặn ra những bọc màng ối, trong bọc ối đó chính là chó con. Theo bản năng của người mẹ thì chúng sẽ xé bọc ối giúp chó con, sau đó cắn dây rốn và liếm khắp cơ thể cún con để vệ sinh. Với cún con thì khi được sinh ra có thể là phần đầu hay phần đuôi ra trước tùy trường hợp.

Khi đỡ đẻ cho chó bạn sẽ thấy khoảng từ 5 đến 30 phút sẽ có một chú cún con được sinh ra, thường thì chó mẹ đều có bản năng sinh đẻ tự nhiên nhưng với những bé chó khó đẻ thì bạn phải hỗ trợ đỡ đẻ cho chó.

Tổng quan là như vậy, sau đây là hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó chi tiết theo từng bước như sau.

Bước 1: Vuốt bụng chó mẹ nhẹ nhàng

Khi chó mẹ rặn đẻ thì cũng là lúc âm hộ bắt đầu lòi ra bọc màng ối một cách từ từ, bạn hãy dùng một tay và đỡ nhẹ vào bọc màng ối đó và tay còn lại dùng để vuốt bụng chó mẹ theo hướng từ trên xuống. Nếu như nhận thấy chó mẹ rặn đẻ khó khăn nhưng bọc ối không tự tuột ra ngoài âm hộ thì bạn có thể dùng tay để kéo bọc ối ra một cách thật nhẹ nhàng. Tiếp theo là bước xé bọc ối và lau sạch phần mặt của chó con để chúng không bị ngạt thở.

Bước 2: Hút nước ối và cắt dây rốn cho chó con

Bạn có thể dùng loại ống bơm nhỏ để hút hết nước ối trong miệng của chó con ra, hay bế cún con trên tay rồi vẩy nhẹ phần đầu để nước ối tự văng ra ngoài nhằm giúp chó con có thể thở được.

Bước đỡ đẻ cho chó tiếp theo là cắt dây rốn cho chó con, khi cắt nhớ cách phần da bụng khoảng 1cm và không được cắt quá sát nhé. Sau đó dùng cồn để sát trùng nhằm tránh hiện tượng bị nhiễm trùng ở chó con.

Song song với bước 2 là chó mẹ cũng đang rặn đẻ bé chó tiếp theo, thời gian trung bình cho một bé chó ra đời khoảng từ 5 đến 30 phút. Vì vậy bạn hãy tiếp tục xoa bụng chó mẹ một cách nhẹ nhàng rồi tiếp tục bước đỡ đẻ cho chó đang thực hiện.

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ và lau khô toàn thân chó con

Sau khi chó con được sinh ra hết và bạn đã chắc chắn không còn chó con nào trong bụng thì hãy vệ sinh cho chó con và chó mẹ thật sạch sẽ. Ngay sau khi sinh bạn có thể cho chó mẹ uống sữa hay nước muỗi pha loãng để giúp chó mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Nên giữ cho ổ đẻ thật sạch sẽ, thoáng mát và không được có nhiều người qua lại để chúng nghỉ ngơi.

đỡ đẻ cho chó

Hỗ trợ chó mẹ trong quá trình rặn đẻ

Khi đỡ đẻ cho chó bạn sẽ quen dần hơn với hiện tượng ngôi thai ngược, với loài chó thì ngược không phải nói đến phần đầu hay đuôi ra trước mà ngược tức là tư thế. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn như sau:

– Phần đầu ra nhưng hai chân ở đầu lại không ra hay chỉ ra một chân trước.

– Một hoặc hai chân trước ra nhưng phần đầu kẹt lại chưa ra.

– Phần đuôi ra trước nhưng một hay hai chân sau lại không ra.

Vậy thì để kéo phần thai ra thì người ta thường chuyển tư thế cho thai sao cho thuận lợi, tức là cả phần đầu và hai chân trước cùng với phần đuôi và hai chân sau cùng ra. Khi đó chó mẹ theo bản năng sinh con tự nhiên thì phải biết cách cắn bọc ối và rốn chó con. Nếu đỡ đẻ cho chó thì có thể để chó mẹ ăn một hai nhau thai, không được để chúng ăn nhiều về sẽ không tốt.

Xem thêm: Chó con mấy ngày mở mắt?

Đỡ đẻ cho chó có cần sử dụng thuốc kích đẻ không?

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thu ý trong giai đoạn thú cưng của mình đang mang thai, bác sĩ cũng sẽ tư vấn có nên mua sẵn thuốc oxytoxin hay không. Nếu cần thiết phải mua loại thuốc này thì tại các cơ sở, cửa hàng thú y có bán, khi mua thì nơi bán cũng sẽ tư vấn và hướng dẫn cách tiêm chó chó. Nên thăm hỏi ý kiến bác sĩ thường xuyên về những cách đỡ đẻ cho chó để khi chó chuyển dạ bạn sẽ chủ động hơn.

Thường thì nếu sau khi sinh một bé chó ra đời mà hơn 30 phút sau vẫn chưa có bé chó thứ 2 thì mới được tiêm loại thuốc này, các mũi tiêm cần cách nhau tối thiểu 30 đến 40 phút và không nên tiêm trước khi chó sinh con.

Trường hợp chó con khi đang sinh ra mà bị mắc kẹt ở tử dung thì bạn cần can thiệp bằng cách dùng tay kéo chó con ra và nhớ phải đeo bao tay. Hãy canh đúng thời điểm chó mẹ đang rặn đẻ con để quá trình kéo chó con ra được dễ dàng hơn. Đỡ đẻ cho chó cần chú ý trường hợp chó con bị mắc kẹt trong tử cung dẫn đến tắc mạch máu tại dây rốn làm chó con bị ngạt và chết.

Xem thêm: Nên cho chó con ăn gì?

Đỡ đẻ cho chó và những tình huống nguy hiểm

Chó con mắc kẹt không ra được hết

Đây là trường hợp nguy hiểm thường gặp khi đỡ đẻ cho chó, nếu cún con không ra hết và chó mẹ cũng đã rặn đẻ rất nhiều nhưng vẫn vậy thì bạn hãy hỗ trợ chúng. Nhẹ nhàng dùng tay đã được khử khuẩn để kéo chó con một cách nhẹ nhàng ra theo hướng từ trên xuống và từ trước ra sau. Tiếp theo nhanh chóng xé bọc ối, vệ sinh phần miệng chó con sạch sẽ để chó con không bị ngạt và hô hấp được.

Chó mẹ không xé bọc ối chó con

Trong vòng tối đa 4 phút sau khi ra đời thì chó con cần phải được xé bọc ối, nếu để lâu hơn thì chó con dễ bị chết do ngạt. Đỡ đẻ cho chó hãy dùng tay và xé bọc ối một cách nhẹ nhàng thay cho chó mẹ, sau đó cũng lau sạch những chất dịch trên mặt chó con và kích thích hô hấp bằng cách xoa toàn thân.

Chó con không thở được sau khi sinh

Sau khi chó con được xé bọc ối bởi bạn hay bởi chó mẹ thì cần phải kiểm tra phản ứng hô hấp của chó con. Trường hợp chó con khó thở hay không thợ được thì hãy bế chó con trên tay theo hướng đầu chúi xuống dưới rổi đung đưa chó một cách nhẹ nhàng. Tiếp theo dùng ống hút rồi hút sạch toàn bộ dịch trong mũi của chó con, dùng khăn sạch hay bông để lau sạch phần mũi và toàn cơ thể của chó. Nếu chó con không gặp vấn đề khác thường nào thì chúng sẽ tự động thở theo bản năng sinh tồn một cách bình thường.

chó mang thai bao nhiêu ngày

Hướng dẫn chăm chó mẹ sau khi đỡ đẻ cho chó

Sau khi bạn hỗ trợ đỡ đẻ cho chó và quá trình chuyển dạ thành công thì chó mẹ cũng đã bắt đầu mệt rã rời. Lúc này cả chó mẹ và chó con cần phải được chăm sóc tốt nhất ở mọi điều kiện từ chỗ nghỉ ngơi cho đến nguồn dinh dưỡng thiết yếu.

Cho chó mẹ ăn những loại thức ăn giàu protein và canxi như các loại thịt, cá, rau củ, trứng. Ngoài ra bổ sung thêm cho chó mẹ nước, sữa ấm để chó mẹ nhanh hồi phục.

Khu vực ổ đẻ cần phải giữ sự yên tĩnh, riêng tư để cả đàn chó nghỉ ngơi và phát triển tốt nhất.

Điều quan trọng cần lưu ý là khoảng thời gian sau sinh một tháng cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhất có thể.

Xem đầy đủ hơn:

Cách chăm sóc chó mẹ sau sinh

Cách chăm sóc chó con mới đẻ

Lời kết

Như vậy là Nuôi Chó Mèo đã chia sẽ đầy đủ những thông tin, hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó rất chi tiết. Cùng với đó là những kiến thức liên quan khác với quá trình sinh đẻ của chó.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp về thắc mắc cách đỡ đẻ cho chó tại nhà hiệu quả. Chúc bạn chăm sóc cún yêu của mình thật tốt và chó mang thai chuyển dạ thành công nhé.

Xem thêm: Các loại thức ăn cho chó tốt nhất hiện nay

error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền