Chó là một trong những loài động vật có bản năng sinh sản tự nhiên rất cao, khi mang thai chúng có thể tự chăm sóc bản thân, tự tìm ổ đẻ, sinh con và nuôi con mà không cần bất kì sự trợ giúp nào. Tuy nhiên với những giống chó cảnh, chó nuôi giữ nhà thì bản năng hoang dã của chó phần nào bị mất đi. Vì vậy khi chó có bầu thì người chủ nuôi nên có chế độ chăm sóc chó mang thai, như vậy mới tốt cho chó mẹ và sự phát triển của chó con.
Khi chó mang thai thì sẽ có nhiều sự thay đổi bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chó, nhất là sau giai đoạn thai nghén. Hơn lúc nào hết, chăm sóc chó mang thai không chỉ giúp chó có được thể trạng sức khỏe tốt mà còn cho thấy sự yêu thương, quan tâm mà chủ nuôi dành cho loài động vật trung thành này.
Sợ lược dấu hiệu chó có chửa
Trước khi đi vào tìm hiểu những kiến thức về cách chăm sóc chó mang thai thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về những dấu hiệu chó có bầu như sau nhé.
Đầu tiên là những sự thay đổi một số đặc điểm bên ngoài cơ thể của chó, dấu hiệu rõ rệt nhất là sự thay đổi ở phần núm vú. Khi chó bắt đầu có chửa khoảng từ 2 đến 3 tuần thì núm vú thường sẽ trở nên hồng hào, to lớn hơn.
Sau khoảng 1 tháng thì bụng của chó sẽ lớn hơn bình thường, quan sát là bạn sẽ nhận ra ngay. Đến giai đoạn cuối của thai kì, tức khoảng từ tuần thứ 6 trở đi thì tuyến vú của chó mẹ căng phồng rõ rệt hơn.
Chăm sóc chó mang thai bạn sẽ nhận ra tính cách của chó có phần hiền lành hơn sau khi chúng bắt đầu thụ thai. Ngoài ra chó còn có biểu hiện mệt mỏi, nghén và đây là những dấu hiệu giúp bạn có thêm cơ sở để chấn đoán chó có đang mang thai hay không.
Những sự thay đổi về thói quen ăn uống cũng sẽ được chó thể hiện khi có chửa, bởi vì lúc này tử cung của chó phát triển hơn. Chó mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chó biếng ăn và ăn chậm, ăn từng chút.
Để sử dụng những biện pháp chẩn đoán chó có thai thì thường thai kì được từ 3 tuần trở lên sau khi thụ thai. Những biện pháp này dựa trên quá trình thăm khám lâm sàn của bác sĩ thú y. Về phương pháp chụp X-quang thì không nên áp dụng khi chó vừa mang thai, cách này chỉ nên sử dụng sau khi đã xác định chó có thai và dùng cho mục đích xác định số lượng chó con trong bụng mẹ.
Khi chăm sóc chó mang thai ở giai đoạn cuối của thai kì bạn sẽ nhận thấy chó có dấu hiệu đi tìm ổ đẻ. Lúc này bạn hãy hỗ trợ chúng chuẩn bị một nơi riêng tư, kín đáo và đủ rộng rãi để chó mẹ nằm “thử nghiệm” trước.
Xem đầy đủ hơn: 6 dấu hiệu chó mang thai
Cách chăm sóc chó mang thai trong từng giai đoạn
Ngay sau đây, Nuôi Chó Mèo xin chia sẻ đến bạn về cách chăm sóc cho mang thai trong từng gian đoạn cụ thể là như thế nào. Tiếp theo những nội dung bên dưới sẽ là những việc nên làm khi chăm sóc chó có bầu để giúp cả chó mẹ và chó con có thể phát triển khỏe mạnh, an toàn.
Giai đoạn đầu thai kỳ – 4 tuần đầu
Giai đoạn đầu của thai kì được tính từ sau khi chó được phối giống một ngày hay sau khi giao phối và thụ thai cho đến ngày thứ 30. Trong giai đoạn này thì chó chưa có những dấu hiệu mang thai quá rõ ràng để bạn có thể nhận biết. Chăm sóc chó mang thai ở giai đoạn chó mẹ cần được bổ sung một chế độ ăn uống với hàm lượng dinh dưỡng hợp lý. Nên bổ sung thực phẩm có chứa canxin, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ hay hàm lượng chất béo cao. Không cho chó mẹ ăn quá nhiều, quá no trong cùng một bữa ăn chính.
Bên cạnh đó là chú ý quan sát những hoạt động trong sinh hoạt của chó, không được để chó vận động mạnh hay chạy nhảy quá nhiều. Và cũng nên cách lý chúng với những con chó khác, nhất là những chú chó lạ. Giai đoạn này, chăm sóc chó mang thai sẽ nhận thấy dấu hiệu chó biếng ăn nhưng sẽ không kéo dài, triệu chứng này sẽ sớm kết thúc sau vài ngày đến một tuần. Trường hợp chó biếng ăn kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn cần đưa chó đến cơ sở thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Giai đoạn giữa thai kỳ từ 31 – 45 ngày
Chăm sóc chó mang thai ở giai đoạn này bạn sẽ nhận thấy nhiều sự thay đổi trên cơ thể của chó như đầu vú phát triển lớn hơn, bụng to ra rõ rệt. Chó mẹ sẽ bắt đầu ăn nhiều hơn, ngủ nhiều hơn và bắt đầu lười vận động hơn. Ngoài ra còn có những sự thay đổi trong tính cách, hành vi sinh hoạt thường ngày của chó.
Lúc này, chăm sóc chó mang thai cần chú trọng nhiều hơn về vấn đề dinh dưỡng cho chó. Cần bổ sung nhiều chất đạm, sắt và vitamin có chứa trong các loại rau củ quả. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và bổ sung đầy đủ nước cho chó mẹ. Chăm sóc chó có chửa trong giai đoạn này sẽ cực hơn vì chó dễ bị sảy thai, nguyên nhân chủ yếu là do chó chạy nhảy nhiều, vận động mạnh…
Giai đoạn cuối thai kỳ – 46 ngày đến khi chuyển dạ
Ở giai đoạn cuối của thai kì, nếu có điều kiện thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ thú y về thực phẩm, dinh dưỡng cho chó để quá trình chăm sóc chó mang thai diễn ra tốt nhất.
Vì đây là giai đoạn chó sắp chuyển dạ nên cần phải hạn chế, thậm chí là cách li chó mẹ với những chú chó khác trong nhà, kể cả những loài động vật khác. Chó mẹ có thể vận động nhẹ với những hoạt động thể dục để duy trì sức khỏe tốt, chuẩn bị cho ngày sinh con.
Việc nắm bắt thông tin ngày phối giống hay khoảng thời gian chó giao phối sẽ giúp bạn có cơ sở để đoán ngày sinh đẻ cho chó khi chăm sóc chó mang thai trong giai đoạn cuối này.
Có thể bạn cần: Dấu hiệu chó sắp đẻ
Dinh dưỡng khi chăm sóc chó mang thai
Nắm bắt thông tin chó mang thai bao lâu là điều mà người chủ nuôi chó cần phải biết để có kế hoạch chăm sóc chó mang thai với những mốc thời gian quan trọng.
Thường thì khoảng từ 20 ngày kể từ khi thụ thai thì chó sẽ có biểu hiện ốm nghén, lúc này chó thường ăn ít hơn và thậm chí là bỏ ăn nhưng bạn không phải lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường. Chỉ khi nào chó bỏ ăn liên tục, không ăn bất kì thứ gì trong 2-3 ngày liên tiếp thì mới đáng lo, hãy liên hệ với bác sĩ thú y nếu trường hợp này xảy ra.
Sau khi có bầu khoảng một tháng thì bạn cũng chưa cần ép chó ăn thật nhiều, quan trọng là bổ sung một khẩu phần ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chăm sóc chó mang thai vào khoảng thời gian tuần thứ 5 đến tuần thứ 6 thì bắt đầu tăng lượng thức ăn nhiều hơn một chút. Đến giai đoạn cuối của thai kì, tức khoảng tuần thứ 7 – thứ 8 thì tiếp tục tăng thêm lượng thức ăn hàng ngày cho chó mẹ.
Chắc hẳn chúng ta đã từng đọc đâu đó thông tin chó mẹ cần được bổ sung canxi trong thời gian có chửa, điều này không phải sai nhưng chỉ đúng khi bạn có một chế độ thức ăn với lượng canxi phù hợp. Canxi nói riêng và các loại vitamin, khoáng chất nói chung nếu bổ sung không hợp lý thì đôi khi sẽ phản tác dụng.
Với chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chó mang thai, một số chủ nuôi vô tình hay cố ý lại cho chó ăn nhiều chất béo, đường bột…gây nên tình trạng béo phì làm cho chó khó đẻ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng, nếu thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai thì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mẹ và chó con, nguy hiểm hơn là những sự cố sảy thai, dị tật…ở chó.
Tóm lại, chăm sóc chó mang thai thì cần cung cấp cho chó mẹ đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Có thể cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ thú y để bổ sung thêm thuốc bổ cho chó mẹ trong thời gian mang thai.
Thuốc bổ cho chó có bầu
Trên thị trường có 2 loại thuốc bổ giúp bổ sung dinh dưỡng cho chó là Vegebrand Fruit và thuốc bổ sung canxi Vegebrand Goat Milk Calcium Tablet:
Vegebrand Fruit
Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chữa trị chứng đầy hơi và kích thích chó ăn uống nhiều hơn. Ngoài ra còn có tác dụng cân bằng quá trình trao đổi chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ chăm sóc chó mang thai, Vegebrand Fruit còn có tác dụng làm đẹp cho chó mẹ với một bộ lông sáng bóng, chắc khỏe. Về liều lượng thì mỗi ngày cho chó sử dụng khoảng 4 đến 7 viên hay theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú ý để đạt hiệu quả cao nhất.
Vegebrand Goat Milk Calcium Tablet
Có tác dụng thúc đẩy đường ruột hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp xương và răng chắc khỏe, không chỉ có tác dụng với chó mẹ mà còn giúp chó con hình thành khung xương khỏe mạnh hơn. Hạn chế tối đa nguy cơ chó bị thiếu canxi và những vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, thuốc còn có chức năng kích thích bộ lông phát triển khỏe mạnh, hạn chế tình trạng rụng lông ở chó.
Một số lưu ý khi chăm sóc chó mang thai
Để quá trình chăm sóc chó mang thai diễn ra tốt đẹp, an toàn thì nên cách li chó mẹ khỏi những con chó khác trong nhà, càng phải tránh xa chó lạ và những con vật khác như mèo. Chó mẹ cần được nghỉ ngơi, kết hợp với vận động, tập thể dục hợp lý. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến những vấn đề sau khi chăm sóc chó mang thai:
– Chuẩn bị khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, hàm lượng Calo cao và các loại vitamin cần thiết.
– Cho chó ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, hàm lượng chất béo phù hợp.
– Bổ sung thực phẩm giàu đạm để chó mẹ và chó con phát triển khỏe mạnh nhất.
– Thực phẩm chứa hàm lượng DHA cao sẽ giúp cho hệ thần kinh của chó con phát triển tốt hơn.
– Nếu có điều kiện thì không quên đưa chó đi khám thai định kì để đảm bảo chó đang mang thai an toàn, không có vấn đề nguy hiểm gì với chó mẹ và chó con.
Thông tin thêm về giống chó Pitbull hay các giống cho lông sát, ít và không có lông thì bạn vẫn có thể tắm khi cho chúng khi chăm sóc chó mang thai. Nhưng với những giống chó to cao như Becgie, Rott thì hạn chế không nên tăm chó chúng. Lí do là những loại chó này thường có thói quen lắc người nên rất dễ tác động đến chó con trong bụng. Bạn có thể dùng khăn để lau toàn thân cho chó nếu chúng quá bẩn.
Việc nên làm khi chăm sóc chó mang thai
Có thể nói rằng chăm sóc chó mang thai là một quá trình kéo dài từ khi chó có bầu cho đến khoảng thời gian sau khi sinh đẻ. Đòi hỏi người chủ nuôi phải có sự chuẩn bị, có kiến thức hoặc kinh nghiệm để bé chó có thể mang thai và sinh con an toàn. Sau đây là những việc nên làm khi chăm sóc chó mang thai nếu thực hiện đầy đủ sẽ tạo ra những giá trị tốt nhất cho chó mẹ.
Để chó nghỉ ngơi hợp lý
Cho chó mẹ vận động nhẹ với các hoạt động thể dục là cần thiết nhưng cũng không quên để chó được nghỉ ngơi thật hợp lý, khoa học. Chăm sóc chó có bầu thì cần cho chó có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn là tham gia vào các hoạt động vận động, vui chơi. Cho nên cần phải chú ý đến thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của chó mẹ.
Một việc cần phải lưu tâm khi chăm sóc chó mang thai là chuẩn bị một khu vực, một chỗ nằm nghỉ thật thoải mái cho chó mẹ. Nên chọn khu vực riêng tư, yên tĩnh, ít người qua lại và phải sạch sẽ. Tuyệt đối không để chó mẹ nằm ở những nơi ẩm thấp, nóng nực.
Cho chó mẹ nghỉ ngơi hợp lý cũng cần phải chú ý giúp chó mẹ có một tâm lý, trạng thái tinh thần ổn định nhất. Không được có những hành động làm chó có chửa bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân dễ làm chó bị trầm cảm có thể do tiếng ồn, môi trường sống không được vệ sinh hay thức ăn của chó bị thay đổi đột ngột.
Nếu bạn nuôi cùng lúc nhiều chú chó trong nhà thì cũng nên hạn chế để chúng tiếp xúc với chó mẹ khi chăm sóc chó mang thai. Một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi là điều chó mẹ luôn cần, khi cho chó mẹ đi dạo thì cũng cần chú ý không được để chó mẹ hoạt động mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến thai.
Nên tẩy giun sán khi chăm sóc chó mang thai
Vấn đề này nghe qua thì có vẻ không cần thiết cho lắm nhưng thực tế thì giun hay các loại ký sinh trùng đường ruột sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chó mẹ mang thai. Nếu bé chó của bạn đã được tiêm phòng các loại ký sinh trùng và được tẩy giun định kì thì có thể bỏ qua bước này.
Để quá trình chăm sóc chó mang thai tốt thì trước khi phối giống chó nên tẩy giun trước cho chúng bằng Pyrantel pamoate hay Fenbedazole. Bạn không được tự ý tẩy giun cho chó mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước. Có thể bạn chưa biết nếu như chó mẹ nhiễm ký sinh trùng đường ruột thì nguy cơ cao chúng sẽ lây lan sang cho chó con khi mang thai.
Chính vì vậy, tẩy giun là vấn đề cần được quan tâm khi chăm sóc chó mang thai nhằm giúp chó mẹ và chó con được an toàn hơn.
Diệt ve rận bọ chét cho chó mẹ
Nếu chó mẹ có quá nhiều loại bọ chét đang sống ký sinh trùng trên cơ thể thì sẽ gây ra những ảnh hưởng khi chó con sinh ra. Các loại bọ chét này có thể tấn công sang chó con một cách dễ dàng, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của chó con. Vậy thì thương hiệu trị bọ chét, ve rận nào đang được sử dụng phổ biến? Ví dụ như Frontline, Advantage và Advantix…Trong đó Advantage và Advantix có tác dụng tiêu diệt bọ chét trong khoảng 12 giờ, hiệu quả lên đến 99%. Còn Frontline thì mang lại hiệu quả sau một thời gian dài sử dụng, khoảng từ 2 đến 3 tháng.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì quá trình chăm sóc chó mang thai thì chỉ nên sử dụng thuốc xịt như Methoprene để tiêu diệt ve rận, bọ chét ở chó. Tuyệt đối là không sử dụng để xịt vào chó con mới sinh, nếu chó con bị bọ chét tấn công thì chỉ nên dùng tay hay nhíp để bắt.
Chăm sóc chó mang thai nên cho chó tập thể dục
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng là điều cần thiết cho sức khỏe của chó mẹ và dĩ nhiên những hoạt động mạnh thì không được khuyến khích. Chăm sóc chó mang thai nếu như không khéo léo thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng béo phì ở chó, nạp calo quá nhiều mà không kết hợp vận động hợp lý thì hiện tượng béo phì ở chó sẽ khó tránh khỏi. Áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp và kết hợp tập thể dục là việc nên làm khi chăm sóc chó mang thai.
Trong giai đoạn cuối của thai kì thì bắt đầu giảm tần suất tập thể dục lại, vì lúc này sẽ có nhiều biến đổi trong cơ thể của chó sẽ xảy ra để chuẩn bị cho quá trình sinh con.
Chăm sóc chó có bầu nên khám thai định kỳ
Tưởng chừng như khám thai định kì là một thuật ngữ chỉ dùng cho con người nhưng với động vật nói chung và loài chó nói riêng cũng rất cần khám thai đấy. Thăm khám bác sĩ thú y định kì là việc nên làm trong quá trình chăm sóc chó mang thai, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn về tình trạng thai kì của chó. Đồng thời thông qua việc khám thai thì bác sĩ thú y sẽ cho bạn biết bé chó của mình mang thai bao nhiêu con.
Kể từ khi xác định chắc chắn chó của mình đang có bầu thì hãy lên kế hoạch đưa đến cơ sở thú y để kiểm tra chi tiết. Sau lần khám thai đầu tiên cho chó thì bác sĩ thú y sẽ cho bạn biết lịch trình khám thai nhắc lại của chó. Lắng nghe những tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ thú y và làm theo là một cách chăm sóc chó mang thai hiệu quả.
Quan trọng cần lưu ý, không cho chó uống bất kì loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ thú y. Bất kể một một loại thuốc nào muốn cho chó uống thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước.
Chuẩn bị ổ đẻ khi chó có bầu
Chăm sóc chó mang thai ở giai đoạn cuối của thai kì bạn cần phải chuẩn bị cho chó mẹ một ổ đẻ thật chu đáo. Trước hết vị trí đặt ổ đẻ phải là một vị trí có không gian riêng tư, yên tĩnh, sạch sẽ…Có thể sử dụng thùng Carton có lót vải ở dưới để làm ổ đẻ, về kích thước thì phải đủ rộng cho chó mẹ và chó con nằm thoải mái là được.
Nhiều bạn nuôi chó khi chăm sóc chó mang thai thì sử dụng nệm để làm ổ đẻ cho chó nhưng kích thước lại không đủ lớn. Có thể chỉ đủ chỗ cho chó mẹ nhưng có thêm chó con nữa thì không, sẽ rất nguy hiểm nếu chó mẹ đè phải chó con.
Cần nhắc lại về tiêu chí ổ đẻ cho chó là phải có lót khăn hay vải mềm ở dưới, nếu vào những ngày thời tiết giá lạnh thì cần có thêm đèn sưởi để giữ ấm.
Cần chú ý chứng mang thai giả ở chó
Đôi khi trong quá trình chăm sóc chó mang thai bạn sẽ gặp phải tình huống mang thai giả ở chó, là một hiện tượng hiếm gặp nhưng không phải là không có khả năng xảy ra. Đây là một tình trạng rất tự nhiên, thường gặp ở những bé chó đã từng mang thai nhưng bị sảy thai.
Sau khi trải qua thời gian động dục ở chó khoảng 2 tháng thì chó cái xuất hiện những dấu hiệu cho thấy đang mang thai. Ví dụ những biểu hiện tiêu biểu như bụng to dần, bầu vú căng to hơn và đôi khi là có sữa tiết ra. Khi đến giai đoạn cuối, chó cái vẫn có biểu hiện đi tìm ổ đẻ như mang thai thật nhưng sự thật thì không hề có thai. Đây chính là chứng mang thai giả ở chó với những hiện tượng rối loạn giai đoạn tiền kinh nguyệt, có thể bạn sẽ gặp phải tình huống này khi chăm sóc chó mang thai.
Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu mang thai ở chó thì khoan hãy đưa ra khẳng định chó đã có chửa. Việc quan sát những thay đổi bên ngoài chưa thể đảm bảo 100% chó đang mang thai, để có kết quả chính xác nhất thì nên đưa chó đến khám ở các cơ sở thú y.
Chăm sóc chó mang thai mà không may bé chó của mình đang mang thai giả thì cũng đừng quá lo lắng, hiện tượng này không kéo dài mà sẽ tự hết. Lúc này bạn nên giúp chó vệ sinh núm vú để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, có thể kết hợp thêm với nước muối pha loãng để vệ sinh núm vú cho chó. Nên dành thời gian đưa chó đi dạo, chơi đùa với chúng nhiều hơn để giúp chó thư giãn và quên đi những triệu chứng mang thai giả.
Hiện tượng bất thường khi chăm sóc chó có bầu
Nếu như chó có dấu hiệu giảm cân mặc dù chúng được chăm sóc cho ăn uống đầy đủ, thậm chí nhiều hơn bình thường thì cân nhắc bổ sung thêm thực phẩm chuyên dụng. Dù là trong quá trình chăm sóc chó mang thai hay giai đoạn sau khi sinh thì yếu tố dinh dưỡng luôn có vai trò quan trọng.
Không ít cho khi có bầu thì sẽ có biểu hiện chó biếng ăn, cùng với hiện tượng bị nghén trong khoảng 3 đến 4 tuần đầu tiên sau khi có thai và sẽ tự hết sau đó. Chăm sóc chó mang thai mà bổ sung hàm lượng canxi quá nhiều thì tăng nguy cơ sản giật hay sốt sữa khi sinh con ở chó. Hay các loại vitamin, khoáng chất khác cũng vậy, nhiều quá cũng sẽ không tốt.
Xem thêm: Chăm sóc chó Poodle mang thai thế nào?
Nên đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra thai
Sau khi chính thức mang thai khoảng 1 tháng thì cần có lịch khám thai định kì dành cho chó mẹ trong giai đoạn chăm sóc chó mang thai. Bằng các biện pháp nghiệp vụ như siêu âm thì bác sĩ thú y sẽ xác định được sự hiện diện của chó con trong bụng chó mẹ, cũng như tình hình phát triển của chúng như thế nào.
Trong một số trường hợp thì bác sĩ thú y sẽ thực hiện chụp X-quang ở giai đoạn gần cuối thai kì để xác định số lượng chó con. Biết được số lượng chó con thì bạn sẽ hỗ trợ đỡ đẻ cho chó hiệu quả hơn vì bạn sẽ biết khi nào thì chó mẹ đã sinh ra hết chó con. Tuy nhiên chụp X-quang cũng có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chó mẹ (thông tin này được chuyền tai và chưa được kiểm chứng).
Có nên tắm cho chó mang thai không?
Theo khuyến cáo của những chuyên gia thú y hàng đầu, việc chăm sóc chó mang thai sẽ tốt hơn khi bạn không tắm cho chó khi có bầu. Chắc hẳn bạn đã từng thầy những hành động lắc người khá mạnh của chó khi bị ướt, điều này thật sự không tốt cho cái bụng bầu của chó chút nào.
Việc vận động mạnh ở phần cơ bụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến chó con bên trong, chưa kể còn gây ra những biểu hiện tâm lý bất ổn ở chó. Nếu cố tình tắm cho chó và sử dụng máy sấy để sấy bộ lông cho chó thì không hẳn là giải pháp tốt vì chó sẽ cảm thấy sợ âm thanh phát ra từ máy sấy, nếu lỡ tắm cho chó thì dùng khăn khô sạch để lau cơ thể cho chó.
Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà
Chăm sóc chó mang thai đến giai đoạn chó mẹ bắt đầu quấn ổ đẻ thì hãy tập trung quan sát những cơn co thắt vùng bụng của chó mẹ. Lúc này chó sẽ có những biểu hiện như thở mạnh, thè lưỡi, rên rỉ…Bạn dễ nhận thấy chó mẹ có biểu hiện gồng mình rặn đẻ và sau đó sẽ có bọc ối bắt đầu lòi ra khỏi âm hộ. Bạn có thể hỗ trợ để lấy bọc ối ra dần dần cho đến khi ra khỏi hoàn toàn, chó mẹ hoặc bạn sẽ xé bọc ối ra và vệ sinh cơ thể cho chó con. Sau đó là chú chó tiếp theo cũng sẽ được sinh ra theo trình tự như vậy.
Nếu như chó con có dấu hiệu bị ngạt nước ối thì hãy bế chúng trên tay, xoay phần đầu ra trước rồi vẩy nhẹ để nước ối văng ra. Tiếp theo hãy mát xa nhẹ nhàng khu vực 2 bên phổi của chó con cho đến khi chúng tự thở được.
Xem chi tiết hơn: Cách chăm sóc chó con mới đẻ
Chăm sóc chó mang thai sau khi chuyển dạ
Việc chăm sóc chó mang thai sẽ kéo dài đến giai đoạn sau khi chó mẹ sinh đẻ thành công, khi vừa mới sinh xong thì chó mẹ thường dành thời gian cho chó con nhiều hơn. Vì vậy hãy dành một không gian riêng tư chó chó mẹ và chó con, không cần phải kè kè xuất hiện liên tục ở khu vực ổ đẻ. Nên có kế hoạch chăm sóc chó mang thai và sau sinh thật tốt.
Nếu khu vực ổ đẻ không đủ ấm áp thì cần trang bị thêm khăn ấm lót ở dưới hay kết hợp thêm đèn sưởi. Cách này sẽ giữ nhiệt độ ấm để chó mẹ và chó con không bị cảm lạnh sẽ ảnh hướng xấu đến sức khỏe.
Như vậy, bài viết này đã chia sẽ đầy đủ những kiến thức quan trong cho quá trình chăm sóc chó mang thai. Hi vọng sẽ mang lại những giá trị thiết thực để bạn chăm sóc chó đang có bầu thật tốt và giúp chó mẹ chuyển dạ thành công tốt đẹp.
Xem thêm: Cách chăm sóc chó mẹ sau sinh