Cách chăm sóc chó Poodle mang thai nói riêng hay các loại chó nói chung là điều khá nhiều chủ nuôi quan tâm hiện nay, đặc biệt là những người mới nuôi chó chưa có kinh nghiệm. Thời gian đầu của thai kì sẽ rất khó nhận ra với giống chó Poodle, chỉ có phương pháp siêu âm sau khi chó Poodle mang thai một thời gia mới biết được chính xác. Vì vậy, sớm nhận biết chó Poodle sẽ giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc chó Poodle mang thai một cách tối ưu nhất.
Sơ lược dấu hiệu chó Poodle mang thai
Nếu như bạn đang nhận ra rằng bé chó Poodle của mình đang có vài biểu hiện lạ giống như đang có bầu nhưng lại không chắc cho lắm. Thì sau đây là những dấu hiệu chó Poodle mang thai bạn có thể tham khảo, từ đó xác định rằng chúng có mang thai thật hay không để có kế hoạch chăm sóc chó Poodle mang thai tốt nhất.
Đầu tiên là Poodle sẽ có chút lười biếng hơn, không còn vui vẻ hay hứng thú gì với những hoạt động đi dạo, thể dục mà thường ngày chúng vẫn quen làm. Nói đúng hơn thì chó Poodle muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn vì chúng cảm nhận được những sự thay đổi trong cơ thể.
Ngoài ra còn có những sự thay đổi ở tuyến vú của chó Poodle, bầu vú có dấu hiệu phát triển lớn hơn. Xuất hiện những núm vú nhỏ ở sát với phần da mà bình thường thì rất khó để nhìn thấy. Chó Poodle còn có biểu hiện liếm lông thường xuyên kèm những hành động vệ sinh cơ thể. Với những dấu hiệu này nếu bạn cảm thấy vẫn chưa rõ ràng để chuẩn bị kế hoạch chăm sóc chó Poodle mang thai thì cùng xem thêm nhé.
Chó Poodle mang thai đến tuần thứ 2, thứ 3 thì phần bụng sẽ to hơn bình thường và có phần hơi căng. Đến khoảng 1 tháng thì bụng của chó đã to hơn rõ rệt, bạn sẽ nhận thấy khác biệt về vòng bụng của Poodle so với bình thường hay từ ngày chó vào chu kì động dục. Lúc này thì bạn hãy sẵn sàng để chăm sóc chó Poodle mang thai là được rồi đấy.
Bên cạnh đó, theo bản năng tự nhiên thì khi chó Poodle mang thai chúng sẽ có có hành động thu thập các món đồ trong nhà. Khi chúng lôi kéo khăn, vải trong nhà về một góc nào đó thì chúng đang muốn làm ổ đẻ cho mình đấy.
Xem thêm: 6 dấu hiệu chó mang thai chính xác
Chăm sóc chó Poodle mang thai
Kể từ khi chính thức mang thai cho đến khoảng 2 tuần đầu tiên thì chó Poodle thường thể hiện sự biếng ăn, mệt mỏi, ngủ nhiều. Con người có giai đoạn ốm nghén khi mang thai thì loài chó Poodle cũng có khoảng thời gian tương tự như vậy. Theo các chuyên gia thú y thì đây là hiện tượng bình thường, không gây ra những ảnh hưởng nào đến sức khỏe tổng quan của Poodle. Chăm sóc chó Poodle mang thai trong tháng đầu tiên chỉ cần cho ăn uống bình thường là được.
Chó Poodle nói riêng hay các giống chó nói chung khi mang bầu sẽ có giai đoạn phát triển mạnh nhất của thai kì là sau khoảng 1 tháng. Cho nên trong tháng đầu tiên thì bạn sẽ rất khó xác định chắc chắn chó có chửa hay chưa thông qua những dấu hiệu chó mang thai, cần phải thực hiện siêu âm thì mới biết được. Sau khi chăm sóc chó Poodle mang thai được một tháng, qua tháng thứ hai thì cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin…cần thiết cho chó Poodle. Chú ý bổ sung lượng canxi vừa đủ để chó Poodle không bị dư hay tụt canxi, điều này khá nguy hiểm vì có thể làm chó bị co giật.
Chăm sóc chó Poodle mang thai có thể bổ sung thêm sữa chuyên dụng dành riêng cho chó có bầu. Cùng với nguồn dinh dưỡng chó trong thịt, trứng, rau củ…thì chó Poodle sẽ phát triển tốt nhất.
Chế độ luyện tập thể dục cho chó
Nếu đã nuôi chó Poodle lâu năm thì bạn cũng đã hiểu tích cách đặc trưng của chúng là khá năng động, thường xuyên chạy nhảy, vui đùa….Nhưng trong quá trình chăm sóc chó Poodle mang thai thì bạn cần có biện pháp hạn chế những hoạt động mạnh của Poodle. Với phần lớn chó Poodle mang thai sẽ ăn nhiều hơn, ngủ nhiều hơn và tăng cân cũng khá nhanh. Nếu tình trạng này kéo dài suốt giai đoạn thai kì thì Poodle sẽ bị tăng cân và béo phì.
Cho nên chăm sóc chó Poodle mang thai cần áp dụng một chế độ tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày và duy trì suốt thai kì. Khuyến khích các hoạt động dẫn chó đi dạo hàng ngày để giữ gìn sự dẻo dai cho cơ thể. Giải phóng năng lượng dư thừa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Với những chế độ thể dục phù hợp sẽ giúp chó mẹ Poodle duy trì được thể trạng tốt nhất để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thành công.
Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chó Poodle mang thai
Như đã được nhắc đến ở phía trên, chăm sóc chó Poodle mang thai trong tháng đầu tiên thì thực hiện khẩu phần ăn bình thường là được. Nhưng nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và không nên cho Poodle ăn một lần quá nhiều.
Chăm sóc chó Poodle mang thai bạn sẽ nhận thấy khoảng từ tuần mang thai thứ 3 trở đi thì Poodle sẽ tăng cân nhanh và nhiều. Cân bằng một chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh sẽ tốt hơn cả cho Poodle. Ví dụ muốn bổ sung lượng Protein, canxi và chất dinh dưỡng thiết yếu thì dùng 1 quả tứng, 1 miếng phomai và sữa bổ sung là đủ cho sự phát triển của chó mẹ và chó con.
Chăm sóc chó Poodle mang thai từ tháng thứ 2 thì chó con trong bụng đã lớn hơn rất nhiều. Đây là giai đoạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết để chó Poodle mẹ và con phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Thực đơn cho chó Poodle mang thai có thể thêm sữa dê hay các loại sữa chuyên dành cho chó rất được khuyến khích để sử dụng cho Poodle. Cùng với một khẩu phần ăn với các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau củ…Đặc thù của Poodle là giống chó nhỏ nên có thể chúng sẽ không ăn quá nhiều như các giống chó kích thước lớn. Cho nên bạn phải chú trọng vào số lượng thức ăn, kiểm soát thật chặt chẽ để Poodle không bị béo phì trong khi chăm sóc chó Poodle mang thai.
Vậy thì có cách nào để đánh giá mức độ tăng cân phù hợp khi chăm sóc chó Poodle mang thai hay không? Đâu là cân nặng phù hợp nhất? Câu trả lời là mức độ tăng cân khoảng từ 25 đến 30% cân nặng so với trước khi mang thai, lúc này chó Poodle sẽ đạt được trạng thái tốt nhất.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó Poodle khi có bầu
Vấn đề vệ sinh cần được quan tâm nhiều hơn trong quá trình chăm sóc chó Poodle mang thai, nơi ở sạch sẽ, bát đựng thức ăn được rửa mỗi ngày…sẽ giúp chó Poodle có môi trường sống, sinh hoạt tốt nhất. Chuồng của chó hay khu vực chó ngủ phải là nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng máng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Để giữ cho nơi ở được sạch lâu hơn thì bạn nên đặt khay thức ăn của chó xa khu vực này một chút. Để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh thì nên dọn dẹp khay đựng thức ăn sau khi chó đã ăn xong.
Chăm sóc chó Poodle mang thai cũng phải chú ý đến việc vệ sinh cơ thể cho chó mẹ, không nhất thiết phải tắm mỗi ngày nhưng khoảng 1 tuần tắm 1 lần là được. Các loại chó nói chung thường dễ bị các loại ký sinh trùng sống ký sinh trên cơ thể như ve chó, rận,…chúng ký sinh trên da, lông để hút máu chó Poodle nên cần phải tiêu diệt sớm. Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian để cắt tỉa lông Poolde cho gọn gàng, sạch sẽ để ngăn ngừa các loại ký sinh trùng trú ẩn.
Chăm sóc chó Poodle mang thai cần đưa đi khám thai định kì
Đưa chó Poodle đi khám thai định kì theo lịch hẹn của bác sĩ thú y giúp đánh giá được sự phát triển của chó con, giảm đi rất nhiều rủi ro về mặt sức khỏe cho chó mẹ Poodle. Khi Poodle có những dấu hiệu mang thai, việc đem đến bác sĩ thú y để kiểm tra sẽ chắc chắn được chúng có mang thai thật sự hay không, từ đó đưa ra những kế hoạch chăm sóc chó Poodle mang thai phù hợp.
Sau khi chó Poodle mang thai khoảng một tháng, lúc này bác sĩ thú y kiểm tra tình trạng sức khỏe của cả Poodle mẹ và con, thời điểm này cũng đủ cơ sở để chẩn đoán được chó con có phát triển bình thường hay bị dị tật gì hay không. Việc bác sĩ thú y thường xuyên theo dõi sức khỏe chó bầu rất có lợi, giúp phát hiện kịp thời và ngăn chặn những chuyển biến xấu về mặt sức khỏe của chó.
Chó Poodle mang thai nên ăn gì?
Chăm sóc chó Poodle mang thai cần chú trọng đến nguồn thực phẩm với các loại chất dinh dưỡng thiết yếu, đây là yếu tố quan trọng để chó mẹ và chó con duy trì sức khỏe và phát triển tốt trong suốt thời gian thai kì. Tùy vào mỗi giai đoạn mang thai cụ thể để chúng ta cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho Poodle. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chó Poodle mang thai trong từng giai đoạn của thai kì, giúp chó mẹ và con có thể phát triển khỏe mạnh nhất.
Giai đoạn mới thụ thai
Theo như khuyến nghị của những chuyên gia thú y thì trong giai đoạn đầu tiên, khoảng 1 tháng đầu của thai kì thì chỉ cần cung cấp một khẩu phần ăn bình thường như trước khi mang thai là được. Đối với hàm lượng dinh dưỡng thì nên cân bằng giữa nhiều nhóm chất. Ví dụ như protein, chất béo, canxi, photpho và các khoáng chất.
Chăm sóc chó Poodle mang thai trong giai đoạn này cần bổ sung nguồn năng lượng đầy đủ với hàm lượng calo phù hợp. Để giúp chó Poodle không bị hạ đường thuyết trong suốt thời gian thai kì thì nên bổ sung thêm carbohydrate và hàm lượng chất xơ.
Trong khoảng 2 tuần đầu tiên kể từ khi chính thức mang thai thì chó Poodle thường bị ốm nghé, chó Poode biếng ăn và nôn mửa. Cho nên nếu gặp hiện tượng này khi chăm sóc chó Poodle mang thai thì bạn cũng không cần lo lắng vì đây là biểu hiện tự nhiên.
Chăm sóc chó Poodle mang thai giai đoạn cuối thai kỳ
Có thể khẳng định rằng đây chính là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của chó Poodle con, vì vậy mà chó Poodle cần được bổ sung nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng để chó con và mẹ được khỏe mạnh nhất. Chăm sóc chó Poodle mang thai ở giai đoạn này cần phải bổ sung lượng calo nhiều hơn giai đoạn đầu của thai kì, ít nhất là cao hơn 30% so với trước.
Tuy nhiên lượng calo nạp cho Poodle mẹ cũng có sự phụ thuộc vào số lượng chó con, nếu mang thai càng nhiều con thì lượng calo cần được bổ sung càng nhiều hơn. Đồng thời bổ sung nước đầy đủ cho Poodle mẹ, một thành phần luôn có vai trò quan trọng trong cơ thể.
Giai đoạn chuẩn bị sinh con
Không chỉ riêng gì chó Poodle mà các loại chó khác cũng vậy, vào những ngày cuối của thai kì chuẩn bị chuyển dạ thì chúng thường ăn ít và thậm chí là không chịu ăn, cho nên không cần phải ép buộc chúng. Hiện tượng này thường xảy ra trước khi sinh con do có nhiều sự thay đổi diễn ra trong cơ thể của Poodle mẹ.
Chăm sóc chó Poodle mang thai đến giai đoạn này thì chỉ cần chuẩn bị sẵn một bát nước sạch để gần ổ đẻ của Poodle. Giúp chó Poodle có thể bổ sung bất kì lúc nào, ngăn ngừa tình trạng mất nước trước khi sinh.
Xem thêm: Tất cả thông tin về giống chó Poodle
Chuẩn bị cho quá trình sinh đẻ của Poodle
Tùy thuộc vào số lượng con trong bụng mà thời gian mang thai của chó Poodle sẽ có sự dao động trong khoảng từ 58 đến 68 ngày, có trường hợp sớm hoặc chậm hơn. Chăm sóc chó Poodle mang thai mà thấy những biểu hiện như chúng hay đi vòng vòng tìm ổ đẻ, thở mạnh và những biểu hiện mệt mỏi đau đớn thì đây là dấu hiệu cho thấy Poodle sắp chuyển dạ. Việc cần làm của bạn lúc này là chuẩn bị ổ đẻ phù hợp cùng với những vật dụng hỗ trợ quá trình sinh con của chó Poodle.
Cần nhấn mạnh lại rằng chuẩn bị một không gian, một khu vực riêng tư để Poodle sinh nở là điều cần thiết. Đảm bảo các yêu tố yên tĩnh, kín đáo, không quá nóng hay quá lạnh, không có gió lùa…Nên chuẩn bị một ổ đẻ cho Poodle, có thể là chiếc hộp đủ lớn hay một thùng carton và có lót vải hay khăn sạch bên dưới.
Ngoài ra còn có những vật dụng để hỗ trợ quá trình sinh con của Poodle như găng tay, cồn khử trùng, bông gòn, kéo, khăn sạch,…Nếu vào mùa đông thời tiết trở lạnh thì nên chuẩn bị thêm đèn sưởi.
Chó Poodle sinh con như thế nào?
Sau một quá trình dài chăm sóc chó Poodle mang thai cho tới lúc chuẩn bị chuyển dạ, nếu bạn có ý định đỡ đẻ cho chó thì phải trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản. Nên nhờ những người đã có kinh nghiệm để họ tư vấn và hỗ trợ, sau đó là một tinh thần sẵn sàng để giúp Poodle mẹ vượt cạn thành công.
Khoảng thời gian ngắn trước khi sinh thì chó mẹ Poodle sẽ không ăn gì mà chỉ chú trọng vào việc tìm kiếm và chuẩn bị một ổ đẻ cho riêng mình. Khi chuẩn bị vào thời khắc chuyển dạ thì bạn sẽ nhận thấy những biểu hiện đau đớn, co thắt từng cơn ở Poodle và nhiệt độ cơ thể sẽ giảm đi.
Khi một chó con Poodle ra đời thì chó mẹ thường sẽ chủ động cắn vỡ màng ối và cắn đứt dây rốn cho chó con, sau đó chúng sẽ vệ sinh cơ thể chó con bằng cách liếm láp toàn thân. Khi chó con Poodle vừa mới ra đời thì chúng sẽ tìm đến bầu vú mẹ để bú sữa như một bản năng tự nhiên.
Chăm sóc chó Poodle mang thai thì bạn phải luôn ở cạnh bên khi chúng chuyển dạ để hỗ trợ đỡ đẻ trong một số tình huống cần thiết. Ví dụ như trường hợp chó mẹ không cắn bọc ối cho chó con thì bạn phải nhanh chóng làm thay để chó con Poodle không bị ngạt mà chết.
Thông thường, tổng thời gian chó mẹ Poodle sinh con sẽ mất khoảng từ 2 đến 4 tiếng tùy thuộc vào số lượng chó con. Khoảng thời gian giữa từng chú chó con Poodle ra đời là từ 5 đến 30 phút. Nếu như chó con Poodle đầu tiên ra đời thuận lợi không có khó khăn gì thì những chó con Poodle sau cũng sẽ ra đời an toàn và ít khi gặp tình huống nguy hiểm. Cần quan sát khi chó Poodle sinh con để tránh trường hợp chó mẹ vô tình đè chết chó con.
Bạn sẽ thích: Tuổi thọ của chó Poodle là bao nhiêu?
Lưu ý khi chăm sóc chó Poodle mang thai
Tất cả các loài động vật nói chung và giống chó nói riêng thí mang thai là giai đoạn khá vất vả. Đặc biệt chó Poodle là giống chó có hệ miễn dịch không cao, giai đoạn mang thai chúng sẽ ăn nhiều và dành nhiều thời gian để ngủ hơn. Từ đó dẫn đến trọng lượng cơ thể tăng nhanh nên một chế độ tập thể dục nhẹ nhàng là việc nên làm. Chăm sóc chó Poodle mang thai cần lưu ý điều này, mặc dù đã được nhắc để ở phía trên của bài viết nhưng vì tầm quan trọng nên cần được nhắc lại.
Những ngày cuối thai kì cần phải quan sát, theo dõi Poodle nhiều hơn để nhận biết dấu hiệu chó sắp đẻ. Từ đó chuẩn bị ổ đẻ phù hợp, nếu nhiệt độ xuống thấp thì phải có thiết bị giữ ấm. Môi trường, không gian của ổ đẻ phải là nơi yên tĩnh, không bị làm phiền bởi những tác nhân bên ngoài khác. Chuẩn bị nhiều khăn, vải lót cho ổ đẻ để thay thế khi bị bẩn. Cân nhắc cạo bớt lông của chó mẹ Poodle ở xung quanh bầu vú để chó con dễ dàng hơn trong việc bú sữa.
Nếu sử dụng những loại thực phẩm bổ sung canxi trong quá trình chăm sóc chó Poodle mang thai thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Nhằm đảm bảo sức khỏe của chó mẹ không bị ảnh hưởng xấu do tình trạng giảm nồng độ canxi trong máu.
Nếu vào mùa nóng nhiệt độ cao thì cần giữ sự thoáng đãng, mát mẻ cần thiết để tạo cảm giác thoải mái cho chó Poodle mẹ. Nhiệt độ nóng bức dễ làm chó mẹ rơi vào tình trạng căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe chó con cũng như quá trình sinh nở.
Chăm sóc chó poodle mang thai có tắm được không?
Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chủ nuôi khi chăm sóc chó Poodle mang thai. Theo các chuyên gia thú y thì vẫn nên tắm cho chó Poodle có bầu để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng sống trên da, lông…Quan trọng hơn cả, cơ thể sạch sẽ còn giúp chó Poodle có được tình thần thoải mái.
Nhưng sau khi sinh con cho đến khoảng 3-4 tuần sau sinh thì không nên tắm cho Poodle vì lúc này cơ thể của chúng cón yếu. Chỉ nên dùng khăn mềm và nước ấm để lau toàn thân.
Giúp chó Poodle tránh bị sảy thai hay sinh non
Với các giống chó nói chung, tình trạng chó bị hư thai, sảy thai hay sinh non cũng phải hiếm xảy ra. Điều tốt nhất bạn có thể làm là giảm thiểu tỉ lệ này bằng cách chú ý để những vấn đề sau đây:
– Khi chăm sóc chó Poodle mang thai thì cần hạn chế cho chúng chạy nhảy, vận động mạnh.
– Tuyệt đối không được phối giống đồng huyết hay cận huyết.
– Chuẩn bị một môi trường sống tốt nhất, tránh những nơi ngột ngạt, nóng bức hay quá lạnh.
Cách chăm sóc chó Poodle sơ sinh?
Chăm sóc chó Poodle mang thai tuy có chút khó khăn nhưng với chó Poodle sơ sinh, mới đẻ thì có vẻ dễ chịu hơn nhiều. Sau đây là những vấn đề cần phải chú ý.
Chú trọng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng bấc nhất đối với chó con Poodle hay các giống chó khác. Ngay khi vừa mới chào đời, bạn nên cho chó con bú sữa mẹ đầu tiên, chú ý không được bỏ qua bước này nhé. Trong sữa non của Poodle mẹ có nhiều protein, vitamin và khoáng chất để chó con phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
Nếu chó con Poodle thiếu sữa mẹ sau khi chào đời thì chúng sẽ ốm yếu và còi cọc khi trưởng thành. Vì vậy khoảng 2-3 ngày sau sinh bạn phải giúp Poodle con bổ sung tối đa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Chú ý hỗ trợ bế chó con đặt vào vị trí vú mẹ vì mới sinh chó con chưa mở mắt. Để chó con Poodle phát triển tốt nhất thì nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong một tháng đầu tiên sau khi chào đời.
Tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun định kỳ cho chó Poodle
Theo các chuyên gia thú y, nếu chó mẹ Poodle được tiêm ngừa đầy đủ trước khi mang thai thì chó con Poodle sinh ra cũng sẽ được bảo vệ trong khoảng 3 đến 4 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chủ quan bởi vì chúng cũng có nguy cơ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao như bệnh Parvo, bệnh Care,…Cho nên cần phải thực hiện tiêm phòng cho chó Poodle ngay từ khi còn nhỏ.
Chăm sóc chó Poodle mang thai và chó con sau sinh cần được tiêm phòng vacxin phòng ngừa 2 loại virus gây bệnh Care và bệnh Parvo. Với lịch trình tiêm các mũi thì liên hệ bác sĩ thú y để được hỗ trợ tốt nhất.
Khi chó con Poodle đủ một tháng tuổi thì nên thực hiện tẩy giun sán lần đầu, lần hai là sau đó một tháng và lần 3 là sau khi tròn một tuổi.
Lời kết
Có thể nói rằng chăm sóc chó Poodle mang thai là một nhiệm vụ, một công việc khó khăn với nhiều người, nhất là với những người chưa có kinh nghiệm. Nhưng sau khi đọc những nội dung được cung cấp trong bài viết này thì chắn hẳn bạn đã bớt lo lắng hơn rồi đúng không nào. Chỉ cần áp dụng những thông tin, kiến thức được chia sẻ ở trên thì bạn mọi chuyện sẽ trợ nên dễ dàng hơn trong việc chăm sóc chó Poodle mang thai. Từ đó giúp những chú cún con được khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ và sau khi chào đời. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc.