Khi nào mèo con mở mắt hay mèo con mấy ngày mở mắt là câu hỏi nhận được sự quan tâm rất nhiều đến từ những người chủ nuôi mèo. Nắm bắt được thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của mèo con, cả về thị lực và những vấn đề liên quan khác. Từ đó giúp bạn có những cơ sở để biết cách chăm sóc mèo con chưa mở mắt như thế nào là tốt nhất.
Phần lớn mèo con được sinh ra đều sẽ nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ mẹo mẹ, tuy nhiên cũng không ít mèo con không may mắn khi mà vừa mới ra đời đã rơi vào hoàn cảnh mồ côi. Nếu tình cờ bạn đón nhận một bé mèo con mới sinh bị bỏ rơi và mèo chưa mở mắt, chắc hẳn bạn sẽ rất quan tâm đến vấn đề mèo đã được bao nhiêu ngày tuổi. Hay bé mèo nhà bạn vừa mới sinh đàn mèo con và bạn cũng cần tìm hiểu khi nào mèo con mở mắt để nắm bắt thông tin.
Hãy cũng Nuôi Chó Mèo tìm hiểu mèo con mấy ngày mở mắt? Đây là một thông tin quan trọng dành cho những người nuôi mèo, nhằm nắm rõ quá trình phát triển của mèo con và lập ra kế hoạch chăm sóc hiệu quả nhất.
Mèo con khi nào mở mắt?
Hầu hết mèo con vừa mới ra đời sẽ chưa mở mắt ngay, chúng sẽ không nhìn thấy gì và thính giác cũng chưa phát triển để mèo con có thể nghe được. Chúng ta có thể tạm gọi mèo con mới để đều bị mù và điếc. Nhưng bù lại mèo con có khứu giác nhạy sẽ giúp chúng đánh hơi được bầu vú của mèo mẹ để bú sữa, là nguốn thực phẩm quan trọng hàng đầu cho mèo con. Đồng thời mèo con còn có thể cảm nhận được sự chăm sóc của chủ nuôi thông qua hơi ấm của con người. Cũng giống như loài chó, mèo con từ khi mới sinh sẽ có khứu giác nhạy bén và chúng còn phát triển khứu giác tốt hơn cho đến khi trưởng thành. Vậy thì khi nào mèo con mở mắt?
Trung bình thì mèo con mới đẻ khi được 1 đến 2 tuần tuổi, khoảng từ 7 đến 14 ngày thì mèo sẽ mở mắt. Trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày tuổi thì phần ống tai của mèo bắt đầu mở rộng để lắng nghe âm thanh và thích nghi dần với cuộc sống của chúng. Phần lớn mèo con mới sinh ra đều sẽ có mắt màu đen, kể từ 2 tháng tuổi trở đi thì màu mắt chuẩn của mèo sẽ dần hình thành.
Không phải khi mèo con vừa mở mắt là chúng đã có thể mở mắt hoàn toàn và nhìn thấy được ánh sáng ngay lập tức. Khi mèo con vừa mở mắt thì chúng cần thời gian để cảm nhận và dần dần hoàn thiện quá trình mở mắt của mình, một sự chuyển đổi từ bóng tối sang ánh sáng. Sau đó mới bắt đầu chuyển giao hoàn toàn qua môi trường có ánh sáng và bắt đầu làm quen, thích nghi với ánh sáng ở thế giới bên ngoài bụng mèo mẹ.
Điều này không có gì khó hiểu bởi vì mắt của mèo khá nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mèo con mới sinh ra và trong giai đoạn bắt đầu mở mắt để nhìn thấy ánh sáng bên ngoài. Trong tự nhiên hay trong môi trường gia đình, nếu mèo chọn ổ đẻ cho mình thì thường chúng sẽ chọn sinh đẻ ở những trong bóng tối, ít có ánh sáng. Đây là một minh chứng cho thấy không chỉ mèo con mà với cả mèo trưởng thành thì đôi mắt của chúng khá nhạy cảm với ánh sáng.
Khi mèo con mở mắt và bước đến giai đoạn trưởng thành thì sự nhạy cảm với ánh sáng của đôi mắt có phần giảm đi nhưng không đáng kể là bao. Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong môi trường bóng tối thì mắt của mèo trưởng thành thường phát sáng và có thể nhìn thấy mọi vật khá rõ. Cho nên trong bóng tối mèo thường di chuyển rất nhanh và mèo có kĩ năng săn bắt chuột rất tốt.
Mèo con mấy ngày mở mắt và những điều thú vị
Với những khoảng khắc thiêng liêng như khi vừa được sinh ra và thời điểm mèo con mở mắt để nhìn thấy ánh sáng. Chúng cũng chỉ cần được lớn lên một cách bình thường, được phát triển khỏe mạnh. Vậy thì sau khi biết được khi nào mèo con mở mắt, mời bạn cùng tìm hiểu thêm những điều thú vị về mèo con mới sinh nhé.
Răng sữa mọc sau khoảng 3 tuần
Kể từ thời điểm mèo con mở mắt, mèo con cần thêm khoảng 10 ngày để mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Khi được gần 4 tháng tuổi thì răng sữa của mèo sẽ dần bị rụng và khi được 6 thang tuổi thì răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc.
Mèo con mới sinh có cân nặng khoảng 85g đến 115g
Sau khi chào đời, trung bình mỗi tuần mèo con sẽ tăng khoảng hơn 100g cân nặng, khi được 1 tháng tuổi thì cân nặng của mèo con sẽ trong khoảng 400g đến 500g. Kể từ thời điểm này cho đến khi được 6 tháng tuổi, mỗi tháng mèo con sẽ tăng khoảng 1kg.
Nguồn sữa non giúp mèo con tăng cường sức đề kháng
Trong vòng 1 đến 2 ngày đầu tiên sau khi sinh, mèo con bú nguồn sữa non từ mèo mẹ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng kháng thể để chống chọi với nhiều bệnh tật. Nếu không có nguồn sữa non này thì mèo con rất khỏe để phát triển được hệ miễn dịch khỏe mạnh và dễ bị bệnh hơn.
Chỉ nên cho mèo con bú sữa mẹ hoặc các loại sữa chuyên dụng khác trong những trường hợp đặc biệt, không nên cho mèo con uống sữa bò hay các loại sữa dành cho người.
Mèo con không thể tự điều chỉnh nhiệt
Kể từ khi mèo con mở mắt đến khi được 1 tháng tuổi thì mèo con đòi hỏi một nguồn nhiệt nhất định. Mèo con mới đẻ cần môi trường nhiệt độ lý tưởng là khoảng 32 độ C, đồng thời mèo con cần một không gian rộng rãi để bò xung quanh trong trường hợp chúng cảm thấy nóng.
Mèo con mới sinh không thấy và không nghe
Các bé mèo con khi mới chào đời thì mắt chưa mở, phần ống tai đóng lại. Mắt của mèo con sẽ mở trong khoảng từ 7 đến 14 ngày tuổi và phần ống tai mở khi được 10 đến 14 ngày tuổi. Mèo con mới đẻ sẽ có mắt màu xanh và khi được 2 tháng tuổi thì màu mắt chuẩn của mèo con sẽ dần hình thành.
Mèo con cần ăn sau mỗi 2 đến 3 giờ
Khi được gần 1 tháng tưởi thì mèo con có thể ăn thức ăn dành riêng cho chúng, cho mèo con ăn một lượng thức ăn vừa đủ sẽ hợp lý hơn cả.
Mèo con không tự vệ sinh cơ thể
Mèo con cần được kích thích để có kĩ năng vệ sinh cho cơ thể, thường thì mèo mẹ sẽ liếm láp để vệ sinh cho mèo con. Trường hợp mèo con tách mẹ sớm thì bạn có thể tắm cho mèo con bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch.
Mèo con biết chơi đùa khi được 4 tuần tuổi
Mèo con sẽ tập đứng bằng đôi chân của mình khi được 10 ngày tuổi và sẽ tự đi được khi sau 3 tuần tuổi. Sau khoảng 1 tháng thì mèo con bắt đầu biết chơi đùa với mèo con khác hay với chủ nuôi. Mèo con bắt đầu nhận thức được những hành vi đặc trưng của mình trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tuần tuổi. Những hành động, hành vi của mèo con sẽ được học tập lẫn nhau giữa các bé mèo con.
Mèo con dễ bị mất máu do ký sinh trùng
Bọ chét là ký sinh trùng tiêu biểu gây ra bệnh thiếu máu ở mèo con, nhưng đại đa số những loại thuốc tiêu diệt bỏ chét sẽ không an toàn cho sức khỏe mèo con dưới 2 tháng tuổi. Vì vậy cần phải vệ sinh cơ thể mèo con thường xuyên để loại bỏ ký sinh trùng nguy hiểm này.
Mèo con cai sữa hoàn toàn sau 2 tháng tuổi
Mèo mẹ sẽ biết thời điểm nào cần cai sữa cho mèo con và chúng sẽ thực hiện điều này một cách hợp lý. Trong khoảng 8 tuần sau khi sinh và mở mắt, mèo con cần nhận được sự chăm sóc từ mèo mẹ và chúng cũng cần sinh sống chúng với những mèo con khác chung đàn. Điều này giúp chúng học hỏi những kĩ năng sống quan trọng, nếu mèo con tách đàn quá sớm thì mèo con sẽ khó học được những kĩ năng này.
Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt mèo đực mèo cái
Làm gì nếu mèo con không mở mắt?
Sau khi đủ 14 ngày mà mèo con vẫn còn nhắm mắt, mèo con chưa thể mở mắt hoàn toàn hay chỉ mở mắt nhẹ thì bạn cần phải chăm sóc mèo con thật cẩn thận. Trong khoảng thời gian mèo con chưa mở mắt hoàn toàn thì đôi mắt này cần được bảo vệ, nếu không may mắt mèo con bị bẩn thì hãy dùng bông gòn làm ẩm với nước sạch để lau nhé.
Một kinh nghiệm khá hay là có thể dùng nước trà hoa cúc loãng để lau mắt cho mèo con, loại trà này có công dụng làm dịu mắt của mèo con rất tốt. Mắt của mèo con luôn tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng trong vài tuần đầu tiên sau sinh, vì vậy cần phải chú ý quan sát kỹ lưỡng. Trong trường hợp bạn phát hiện mắt của mèo con có những dấu hiệu sau đây thì hãy đưa mèo con đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và chữa trị.
– Tiết dịch mắt, thường là mủ màu vàng
– Ghèn mắt đóng cứng
– Mắt mèo có điểm bị phình ra mặt dù mắt vẫn nhắm kín
Nếu để ý thấy mắt của mèo con có phần lồi ra ở phía trên thì khả năng cao là do nhiễm trùng và tích tụ mủ. Chỉ bác sĩ thú y mới đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp để giúp mèo con mở mắt, đồng thời loại bỏ mủ, làm sạch mắt cho mèo con. Sau khi được bác sĩ thú y chăm sóc, bạn cũng cần theo dõi và vệ sinh mắt cho mèo con sau khi mèo con về nhà. Chú ý cần thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách chăm sóc mèo con.
Một nguyên nhân phổ biến nhất làm cho mèo con chưa thể mở mắt sau nhiều ngày đó là do mèo con bị nhiễm trùng mắt (do virus herpes và chlamydia gây ra). Rất nhiều trường hợp mèo con bị lây loại virus này từ chính mèo mẹ, nhưng nếu được điều trị kịp thời thì mắt mèo con vẫn có thể hồi phục bình thường và không bị ảnh hưởng đến thị lực mắt sau này.
Xem thêm: Nên cho mèo con ăn gì?
Cách chăm sóc mèo con chưa mở mắt
Mèo con mấy ngày mở mắt thì đã được giải đáp ở phía trên rồi, còn cách nuôi mèo con chưa mở mắt là như thế nào?
Mèo con khi vừa mới chào đời thì đôi mắt vẫn luôn nhắm chặt và đôi mắt ấy vẫn sẽ được phát triển tiếp túc. Như đã được đề cập ở trên, mắt của mèo con sơ sinh khá nhạy cảm nên cần được che chắn, bảo vệ cho đến khi được phát triển toàn diện và sẵn sàng để nhìn thấy mọi thứ. Sớm thì sau 7 ngày mèo con sẽ mở mắt và muộn thì khoảng 14 ngày. Hãy cùng Nuôi Chó Mèo tìm hiểu cách nuôi mèo con chưa mở mắt với những kiến thức sau đây nhé.
Nên xem: Cách chăm sóc mèo con mới đẻ
Nuôi mèo con chưa mở mắt bằng không gian sống an toàn
Hầu hết mèo con vừa mới chào đời đều có thể trạng và sức khỏe yếu ớt, nhạy cảm nên chủ nuôi cần phải tạo một không gian sống sạch sẽ, an toàn cho mèo con. Nếu mèo mẹ không thể sưởi ấm cho mèo con hay thời tiết quá lạnh thì bạn phải giữ ấm cho mèo con bằng nhiều cách thích hợp. Bởi vì bản thân mèo con chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và dễ dẫn đến hiện tượng hạ thân nhiệt.
Khi mèo con chưa mở mắt và cả giai đoạn sau mở mắt cũng cần đảm bảo mèo con của bạn sống trong môi trường đủ ấm, không có gió lùa. Một không gian sạch sẽ, ấm áp, đủ rộng và quan trọng là không có những tác nhân nguy hiểm rình rập như sự nhòm ngó của động vật khác.
Về chỗ ăn nằm của mèo con, có thể sử dụng thùng carton rồi lót thêm vải mềm sạch ở bên dưới hay mua ổ cho mèo được làm sẵn thì càng tốt. Cách làm ấm phổ biến là sử dụng đèn hồng ngoại hay bình nước nóng bọc vải để sưởi ấm cho ổ của mèo con. Hết sức lưu ý ở chỗ phải bọc vải cẩn thận và chắc chắn để mèo con không tiếp xúc trực tiếp với bình nước nóng đó.
Duy trì nhiệt độ phù hợp sẽ giúp duy trì thân nhiệt cơ thể của mèo con chưa mở mắt, giúp mèo con được ấm áp và an toàn. Môi trường sống của mèo con khi vừa mới chào đời là tiền để mèo con thích nghi với cuộc sống mới khác hoàn toàn trong bụng mẹ.
Bạn sẽ cần: Mèo con uống sữa ông Thọ, sữa bò, sữa Vinamilk được không?
Cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mèo con chưa mở mắt
Ở thời điểm mèo con chưa mở mắt thì mèo con cần được bổ sung nguồn sữa mẹ cho chiếc bụng đói meo của chúng. Chú ý chỉ cung cấp sữa mẹ cho mèo con, không nên vội vàng cho mèo con uống sữa ngoài hay các loại thức ăn cho mèo.
Thông thường, trong điều kiện phát triển bình thường thì mèo con cần 100% sữa mẹ kể từ khi mới sinh chưa mở mắt cho đến khi được 3 – 4 tuần tuổi. Trước 1 tháng tuổi thì không nên cho mèo con ăn bất kì một loại thức ăn rắn nào, nếu sữa mẹ không đủ thì dùng các loại sữa chuyên dụng cho mèo con.
Chuẩn bị cho mèo con chưa mở mắt bình bú sữa sạch, kích thước phù hợp và pha các loại sữa chuyên dụng cho chúng. Các loại sữa này có thể mua ở cửa hàng thú cưng hay mua online đều được vì khá phổ biến.
Khi cho mèo con uống sữa để bổ sung dinh dưỡng thì cần điều chỉnh tư thế cho mèo con để chúng dễ dàng bú sữa nhé. Nhẹ nhàng bóp vào phần đầu núm bình sữa để sữa chảy ra và tập dần cho mèo con. Tùy vào cân nặng, thể chất của từng bé mèo con cụ thể để điều chỉnh lượng sữa phù hợp.
Mèo con mới đẻ chưa mở mắt cần nạp sữa nhiều lần trong ngày và chia đều khoảng thời gian, trung bình khoảng 6-7 lần một ngày. Giữ tần suất bú sữa của mèo con này trong khoảng 2 tuần đầu tiên sau khi sinh. Hoặc có thể chú ý những lúc mèo con kêu to, đây là phản ứng cho thấy chúng đang bị đói. Bởi vì mèo con chưa mở mắt nên chúng cũng không có kĩ năng tìm kiếm nguồn sữa mẹ tốt nhất. Vì vậy bạn hãy hỗ bế chúng đặt vào vú mẹ, đồng thời tạo thói quen cho mèo con về thời gian cố định để được uống sữa trong ngày.
Vệ sinh cơ thể và chỗ ở cho mèo con chưa mở mắt
Có vẻ khó tin nhưng thực tế thì mèo con mới sinh chưa mở mắt thì khả năng tự tiểu hay đại tiện của chúng rất kém. Bạn có thể hỗ trợ bằng cách dùng khăn mềm xoa nhẹ phần đuôi để kích thích chúng đi tiểu và đại tiện. Hãy tập cho mèo con tiếp xúc với cát vệ sinh ngày còn nhỏ để chúng cảm nhận và làm quen dần. Chủ động dùng tay nắm đôi bàn chân của mèo con rồi cào cào phần cát trước khi mèo đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian để vệ sinh cơ thể thường xuyên cho mèo con. Nhất là sau khi mèo con đi đại tiện, bạn dùng giấy vệ sinh mềm để lau chùi cho sạch sẽ. Thường xuyên thay lót đệm dưới ổ nằm của mèo con, dọn dẹp những vết bẩn trong môi trường sống nhằm tạo một không gian sạch sẽ. Từ đó loại bỏ ký sinh trùng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mèo con.
Có thể bạn chưa biết, mèo là loài động vật yêu thích sự sạch sẽ, chúng dành rất nhiều thời gian để tự chải chuốt cho bản thân và thường xuyên liếm láp cơ thể mèo con cho sạch sẽ. Nếu mèo mẹ không làm điều này thì bạn dùng khăn ẩm, sạch để thường xuyên lau cho mèo con nhé.
Không quên kiểm tra mắt của mèo con mỗi ngày, nếu phát hiện có dịch chảy ra thì dùng bông gòn sạch thấm nước và nhẹ nhàng lau sạch mắt cho mèo con. Nếu vấn đề này kéo dài hay có những biểu hiện bất thường khác như vệt đỏ, viêm hay bị sưng thì phải đưa đến cơ sở thú y để kiểm tra.
Dành cho bạn: Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ
Hình thành thói quen tốt cho mèo con
Phần lớn mèo con mới sinh sẽ không có khả năng tự hoạt động với những sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, ngủ nghỉ và đi vệ sinh. Vì vậy bạn hãy tập dần những thói quen này cho chúng. Cần lên lịch ăn uống khoa học, cho mèo con đi vệ sinh đúng chỗ và đúng thời gian. Tạo ra những thói quen tốt ngày từ khi mèo con còn nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sau này. Khi mèo trưởng thành thì những kĩ năng được học tập từ nhỏ sẽ giúp chúng có lối sinh hoạt đúng đắn hơn. Đây cũng được xem là cách nuôi mèo con chưa mở mắt mang lại nhiều hiệu quả cho hiện tại và tương lai.
Như vậy, bài viết này Nuôi Chó Mèo đã trả lời cho thắc mắc mèo con khi nào mở mắt và những kiến thức liên quan khác. Hi vọng những kiến thức này sẽ có giá trị cho bạn đọc, chúc bạn và mèo cưng của mình luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Các loại thức ăn hạt tốt nhất cho mèo