đỡ đẻ cho mèo

Chia Sẻ Cách Đỡ Đẻ Cho Mèo Tại Nhà Thành Công

Với những người nuôi mèo khi phát hiện bé mèo của mình mang thai thì sẽ quan tâm đến cách đỡ đẻ cho mèo, đây là vấn đề thiết thực trong tình huống này. Nếu như không nắm bắt được những kiến thức cơ bản này thì mọi chuyện sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Để chúng ta có thể chủ động hơn khi mèo chuẩn bị chuyển dạ sinh con, Nuôi Chó Mèo sẽ cung cấp những kiến thức và hướng dẫn chi tiết cách đỡ đẻ cho mèo trong bài viết này.

Tâm sự trước khi đỡ đẻ cho mèo

Nếu như bé mèo đang mang thai và bạn cũng đang mong chờ chào đón một đàn mèo con thì bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt về nhiều thứ. Nhằm hỗ trợ cho mèo với ca sinh nở diễn ra thành công tốt đẹp, cùng với những hướng dẫn chi tiết cách đỡ đẻ cho mèo của Nuôi Chó Mèo. Ngoài ra bạn cũng cần biết mèo mang thai bao lâu để tính toán ngày sinh cho mèo, đồng thời có những kế hoạch chăm sóc mèo mẹ thật tốt để mèo mẹ tránh được những bệnh thường gặp khi mang thai.

Đồng thời bạn cũng phải có được sự chuẩn tốt về tinh thần và sự tự tin khi đến ngày chuyển dạ của bé mèo. Nếu như bạn đã chọn giải pháp cho mèo sinh con ngay tại nhà để phải đảm bảo được sự an toàn, khỏe mạnh cho mèo mẹ và mèo con.

Dấu hiệu cho thấy mèo sắp sinh

Quan tâm và nhận biết những dấu hiệu mèo sắp đẻ là bước chuẩn bị quan trọng cho quá trình đỡ đẻ cho mèo tại nhà. Khi chỉ mới ở giai đoạn đầu đầu việc chuyển dạ thì sẽ chưa có dấu hiệu rõ ràng vì không có những cơn đau, những cơn co thắt sảy ra. Bởi vì lúc này chỉ có dấu hiệu sự bồn chồn với những hành vi kì lạ của mèo như thích sự riêng tư, tránh né chủ nhân. Ngoài ra còn có những biểu hiện như nghêu ngao, chăm chút cho cơ thể nhiều hơn.

Đến thời điểm mèo sẵn sàng cho việc sinh con thì những biểu hiện rõ ràng hơn sẽ xuất hiện như cào cấu và chui vào ổ đẻ kèm theo một tiếng rít lớn, lúc này bạn hãy sẵn sàng để đỡ đẻ cho mèo.

Sau đây Nuôi Chó Mèo sẽ tổng hợp lại một cách chi tiết những dấu hiệu phổ biến khi mào sắp sinh.

Làm ổ đẻ: Vào khoảng một đến hai ngày trước khi chuyển dạ thì mèo sẽ tìm kiếm một nơi riêng tư, yên tĩnh để chuẩn bị sinh con. Khi chuẩn bị đỡ đẻ cho mèo thì bạn cần chuẩn bị một khu vực riêng biệt, kín đáo cho mèo làm ổ đẻ. Có thể là một cái thùng carton hay một cái giỏ nào đó và phải được lót bằng khăn mềm. Đôi khi bé mèo sự tự chọn cho một một cái giẻ lau để lót ổ nằm hay nằm trực tiếp lên ổ đẻ, lên sàn nhà.

Thay đổi hành vi: Với những sự thay đổi về hành như mèo thở gấp, chải chuốt bản thân nhiều hơn. Rõ nhất là mèo chăm chút vào bộ phận sinh dục và phát ra những âm thanh rên rỉ.

Thay đổi về nhiệt độ cơ thể và thể chất: Nhiệt độ của mèo lúc này có thể thấp hơn bình thường, có mèo còn bị nôn mửa. Núm vú của mèo to và hồng hào hơn và phần bụng cũng có sự thay đổi khoảng vài ngày trước khi mèo sinh con. Lúc này bạn hãy chuẩn bị tinh thần cao nhất để đỡ đẻ cho mèo.

Khi bắt đầu sinh con thì mèo sẽ gặp phải những cơn co thắt và có thể thấy túi ối xuất hiện, ngoài ra còn có chút máu hay một chất lỏng khác.

cách đỡ đẻ cho mèo

Chuẩn bị trước khi đỡ đẻ cho mèo

Trước khi thực hiện đỡ đẻ cho mèo thì bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng cần thiết phục vụ cho quá trình mèo sinh con.

– Khăn sạch để lau cơ thể cho mèo con khi chúng và ra khỏi bụng mẹ, và lau cho cả mèo mẹ.

– Bông, băng gạc để vệ sinh cho mèo và dùng trong một số tình huống cần thiết khác.

– Chuẩn bị sẵn gel dinh dưỡng cho mèo hay dung dịch Glucose để bổ sung cho mèo nhằm lấy lại sức sau khi sinh tức thì.

– Những dụng cụ y tế khác như chỉ, kéo, banh kẹp…để hỗ trợ cắt rốn cho mèo con nếu như mèo mẹ không thực hiện công việc này.

– Có thể chuẩn bị sẵn thuốc kích đẻ để dùng trong trường hợp mèo mẹ khó đẻ.

– Găng tay y tế mới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mèo mẹ và kể cả người đỡ đẻ cho mèo.

Nếu cẩn thận hơn thì chuẩn bị thêm bình bú sữa hay ống xilanh để sử dụng nếu mèo con không tự bú mẹ được.

Cách đỡ đẻ cho mèo theo từng bước

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về quá trình mèo sinh trước khi tìm hiểu cách đỡ đẻ cho mèo. Thông thường khi sinh con thì mèo mẹ sẽ thét ra những âm thanh rất đau khổ, đây là biểu hiện tự nhiên rất bình thường khi động vật sinh con. Khoảng từ 10 đến 60 phút tùy theo bé mèo cụ thể thì quá trình sinh hoàn tất và đàn mèo con ra đời. Trong một số trường hợp thì mèo mẹ ăn nhau thai và cắn qua dây rốn của mèo con. Nhưng nếu như sau 2 tiếng kể từ thời điểm bạn thấy dịch tiết xuất hiện mà bạn không thấy mèo sinh con được thì liên hệ gấp với bác sĩ thú y để được hỗ trợ.

Mèo là loài động vật rất giỏi trong việc chăm con sau khi sinh nở, cho nên bạn cũng không cần “làm phiền” mèo quá nhiều, kiểm tra thường xuyên sau khoảng 15p là ổn. Quá trình chuẩn bị đỡ đẻ cho mèo như bạn làm mèo mẹ cảm thấy căng thẳng thì sẽ làm gián đoạn quá trình sinh con của mèo.

Vấn đề quan tâm trước khi đỡ đẻ cho mèo

Quá trình sinh con của mèo nhanh hay chậm cũng phụ thuộc rất nhiều vào kích thước, trọng lượng tử cung của mèo mẹ. Ngoài ra còn có kích thước, trọng lượng của bào thai…và nhiều yếu tố liên quan khác.

Khi quá trình chuyển dạ diễn ra thì những cơn co thắt tử cung sẽ mạnh và tăng dần nhằm đẩy mèo con ra bên ngoài. Thời gian để một mèo con sinh ra khoảng từ 5 đến 25 phút và thường chúng được sinh ra trong túi ối của chúng.

Nếu là người có kinh nghiệm đỡ đẻ cho mèo thì bạn sẽ nhận thấy mèo mẹ thường kích thích cho mèo con bằng cách làm vỡ màng ối thông qua chiếc lưỡi của mèo mẹ. Chúng sẽ dùng răng để cắn đứt dây rốn cho con của mình, thường mèo sẽ nhai dây tốn ở vị trí cách cơ thể mèo con khoảng 2 đến 3 cm. Chú ý là trong một số trường hợp thì mèo mẹ có thể sẽ ăn luôn nhau thai, tiếp theo mèo con sẽ bò tới và ngậm vào núm vú của mèo mẹ.

Trong những trường hợp mèo mẹ không quan tâm, không biết cách làm và để cho mèo con nằm trong màng ối. Bạn hãy chủ động cắt màng túi ối ra và kích thích hô hấp cho mèo con, dùng khăn để chà xát và nhẹ nhàng lên mũi và lên miệng mèo con.

Với dây rốn cũng vậy, nếu như mèo mẹ không cắt hay không làm được việc này. Người đỡ đẻ cho mèo có thể dùng chỉ nha khoa để thắt quanh dây rốn mèo con để cắt.

Thường thì mỗi bé mèo con sẽ được sinh ra cùng với một nhau thai, nếu như mèo con nào không có nhau thai thì bạn phải theo dõi và đảm bảo rằng nhau thai sẽ tách khỏi cơ thể mèo mẹ trong vòng 24 tiếng sau khi sinh.

Quá trình đỡ đẻ cho mèo thì bạn phải đếm thật kĩ số nhau thai, trường hợp mèo bị sót nhau thai thì phải đưa mèo mẹ đến cơ sở thú y để kiểm tra.

Khoảng thời gian trung bình để giữa 2 bé mèo được sinh ra là khoảng 20 đến 40 phút, nếu như sau hơn 2 tiếng mà mèo không thể sinh bé mèo con tiếp theo thì phải chú ý hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

Để đảm bảo an toàn cho mèo mẹ và mèo con thì sau khi sinh cần được bác sĩ thú y kiểm tra tổng quan.

Thời gian mèo mẹ sinh con

Thời gian kéo dài nhất cho một ca sinh con của mèo có thể lên đến nửa ngày, sau khi chính thức bắt đầu chuyển dạ thì mèo con đầu tiên sẽ được sinh ra trong vòng tối đa 1 giờ.

Đỡ đẻ cho mèo cũng tùy trường hợp mà giữa các lần sinh con mèo mẹ có thể nghỉ ngơi, cho mèo con bú. Không nên vội vàng tách mèo con ra khỏi mèo mẹ, hãy để mèo con bú mẹ ngay sau khi sinh. Một số mèo mẹ có thể ăn uống để nạp năng lượng trong khoảng thời gian giữa các lần sinh.

Như vừa nhắc để, tổng thời gian chuyển dạ của mèo rất hiếm khi kéo dài hơn 6 tiếng. Nếu như nhận thấy mèo mẹ vẫn chưa sinh hết con mà đã hơn 6 tiếng trôi qua thì nên đưa mèo đến bác sĩ thú y.

đỡ đẻ cho mèo

Cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà

Cách đỡ đẻ cho mèo tốt nhất là như thế nào nhỉ? Bí quyết là phải biết quan sát và chọn thời điểm. Hãy tập trung quan sát mèo từ xa, không được làm ảnh hưởng đến mèo quá nhiều làm chúng cảm thấy lo lắng.

Quá trình mèo sinh có có thể chia thành 3 giai đoạn, ở giai đoạn thứ 2 và thứ 3 được lặp lại đối với mèo con. Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu tiên

Với giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng từ 1 đến 2 ngày và đôi khi là ngắn hơn với những mèo mẹ đã từng mang thai trước đó. Như đã được nhắc đến trong phần trên, trong khoảng thời gian này sẽ không có những dấu hiệu rõ ràng cho việc mèo sinh con. Vì lúc này tử cung và cổ tử cung của mèo cũng chỉ đang “khởi động” cho việc chuyển dạ của mèo. Đỡ đẻ cho mèo trong giai đoạn này bạn sẽ thấy những dấu hiệu cơ bản như sau:

– Mèo bắt đầu cảm nhận được những cơn co thắt không liên tục.

– Mèo cho thấy sự bồn chồn và mèo nằm ổ nhiều hơn, đôi khi kèm theo tiếng kêu.

– Có thể xuất hiện vết xước tại ổ đẻ của mèo do mèo cào, mèo bắt đầu thở nhiều hơn và có tiết dịch âm đạo.

Giai đoạn thứ 2

Chia thành giai đoạn có vẻ hơi dài nhưng thật ra thời điểm này chỉ kéo dài khoảng từ 5 đến tối đa 60 phút với những biểu hiện rõ ràng hơn với mèo mẹ. Khi đỡ đẻ cho mèo bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:

– Xuất hiện nhiều cơn co thắt mạnh và liên tục, màng ối bắt đầu xuất hiện ở âm đạo của mèo.

– Lúc này mèo mẹ sẽ chủ động rặn đẻ nhiều hơn và mèo con bắt đầu chui ra với phần đầu hoặc có khi là chân.

– Sau đó mèo mẹ sẽ cắn màng ối và dây rốn, đồng thời liếm láp sạch sẽ cho mèo con.

Giai đoạn thứ 3

Sau khi sinh một bé mèo con ra đời thì đồng thời sẽ có một nhau thai được thải ra ngay sau đó. Đỡ đẻ cho mèo cần chú ý đếm số lượng nhau thai, mỗi một mèo con sẽ có một nhau thai kèm theo. Trong nhiều trường hợp mèo con sinh đôi có thể dùng chung một nhau thai.

Nếu như mèo mẹ sinh con nhưng nhau thai còn sót lại trong bụng, sau khoảng 5  giờ nhưng mèo mẹ vẫn không đưa được nhau thai ra ngoài thì bạn phải cầu cứu bác sĩ thú y ngay lập tức.

Thường thì dịch âm đạo màu nâu đỏ có thể sẽ xuất hiện sau khi mèo mẹ sinh con, nhưng tối đa là chỉ 3 ngày. Những trường hợp khác như dịch có màu xanh hay có mùi hôi là hiện tượng bất thường cần phải quan tâm.

Có thể bạn cần: Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Đỡ đẻ cho mèo nhớ kiểm tra nhau thai

Đây là công việc quan trọng cần phải nhấn mạnh lại để chúng ta không bỏ qua tình huống này. Mỗi mèo con ra đời sẽ kèm theo một nhau thai và nhau thai đó phải được đào thải khỏi cơ thể mèo mẹ vì nếu nhau thai vẫn còn trong bụng thì sẽ gây nhiễm trùng rất nguy hiểm cho mèo mẹ.

Chú ý đỡ đẻ cho mèo thì bạn cũng không được kéo nhau thai của mèo ra vì có thể tử cung của mèo mẹ sẽ bị tổn thương. Nếu xác định chắc chắn còn nhau thai ở trong bụng mèo mẹ thì hãy để bác sĩ thú y xử lý thay cho bạn. Không ít trường hợp mèo mẹ ăn luôn nhau thai, nhưng chú ý không để mèo mẹ ăn nhau thai và vô tình ăn luôn mèo con. Đồng thời không để mèo mẹ ăn nhiều nhau thai và trong nhau thai cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khi lượng dinh dưỡng nạp vào quá nhiều sẽ làm mèo bị tiêu chảy hay nôn mửa.

Khi đỡ đẻ cho mèo cũng không được tự ý cắt dây rốn của mèo con nếu chúng vẫn còn một phần nhau thai còn trong bụng mèo mẹ. Dây rốn có sự liên kết với nhau thai nên nếu cắt đi thì phần nhau thai vẫn sẽ còn trong bụng mà không tự đào thải ra ngoài được.

Đỡ đẻ cho mèo xong thì làm gì?

Giữ ấm cho mèo con là việc cần làm sau khi đỡ đẻ cho mèo vì mèo con mất nhiệt khá nhanh. Thông thường theo bản năng thì mèo mẹ sẽ vệ sinh và dùng cơ thể của mình để giữ ấm cho mèo con. Nhưng đôi lúc vì sức khỏe mèo mẹ sau khi không tốt thì chúng sẽ không làm những công việc này.

Lúc này người đỡ đẻ cho mèo cần phải chủ động giữ ấm cho mèo con thay cho mèo mẹ bằng nhiều hình thức, ví dụ như dùng vải lót hay chai nước nóng đặt cạnh đàn mèo con. Nên che chắn cho mèo con bằng khăn và chú ý giữ nhiệt độ phòng ấm áp và ổ đẻ sạch sẽ, khô ráo.

Ngay sau khi chào đời thì mèo con cần phải được bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, nếu như chúng không thể tự tìm thấy mèo mẹ để bú thì hãy đặt mèo con nhẹ nhàng vào gần núm vú của mèo mẹ. Trường hợp mèo con không bú sữa mẹ thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để cho mèo con dùng sữa ngoài thay thế. Việc đỡ đẻ cho mèo cần nắm bắt thêm thông tin là mèo con cần phải được bổ sung sữa sau khi sinh và chúng không thể chịu được hơn vài giờ nếu không có sữa.

Xem thêm: Nên cho mèo con ăn gì?

Nếu sức khỏe mèo mẹ hoàn toàn ổn định thì không có vấn đề gì, bạn hãy kiểm tra cẩn thận từng bé mèo con xem có con nào bị chết hay sự cố gì không. Với mèo mẹ thì cũng cần được theo dõi thường xuyên.

Lưu ý gì khi đỡ đẻ cho mèo?

Với bản năng động vật đặc biệt của mình, đa phần mèo mẹ có thể tự sinh đẻ một cách tự nhiên mà chúng ta không phải can thiệp quá nhiều trong việc đỡ đẻ cho mèo. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng suôn sẻ mọi thứ mà mèo mẹ có thể đối mặt với một số biến chứng trong và sau khi sinh.

Mèo mẹ đau bụng với các cơn co thắt kéo dài nhưng không sinh được, nếu như tình trạng này kèo dài hơn 30 phút thì hãy đưa mèo mẹ đến bác sĩ thú y.

Nếu như nhau thai bị sót lại trong bụng thì nguy cơ tử cung bị nhiễm trùng là rất cao. Cho nên đỡ đẻ cho mèo cần chú ý kiểm tra nhau thai thật kĩ, cần đảm bảo số lượng nhau thai phải bằng với số mèo con được sinh ra.

Nếu như mèo con vẫn còn nằm trong âm đạo hơn 10 phút thì trường hợp này khá nguy hiểm cần phải được xử lý bởi bác sĩ thú y.

Mèo con chết lưu là tình huống bình thường, không có gì khiến bạn phải lo lắng. Nếu gặp trường hợp này thì hãy đưa mèo con bị chết ra khỏi khu vực mèo mẹ để chúng tiếp tục quá trình sinh con của mình.

Mèo bị xuất huyết sau sinh là hiện tượng cũng phổ biến khi đỡ đẻ cho mèo, tuy nhiên nếu như mèo bị xuất huyết quá nhiều thì đây lại là tình huống nguy hiểm và hãy gọi cho bác sĩ thú y. Bởi vì tình trạng này kéo dài sau khi sinh thì bạn phải hết sức lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.

đỡ đẻ cho mèo tại nhà

Trong quá trình đỡ đẻ cho mèo bạn sẽ nhận thấy mèo mẹ luôn chủ động chăm sóc đàn con của mình rất chu đáo, bao gồm việc cho mèo con bú sữa. Trong thời gian nuôi con thì mèo mẹ cần phải được bổ sung nhiều dinh dưỡng, nhiều calo hơn bình thường. Cần phải đảm bảo mèo mẹ có đủ nguồn sữa để cho mèo con bú, đây là nguồn thức ăn hết sức quan trọng của mèo con.

Nếu như mèo mẹ biếng ăn sau sinh và chúng cũng không cho mèo con bú thì chắc chắn có gì đó không ổn đang xảy ra với mèo mẹ. Bên cạnh đó, cần chú ý đến một trường hợp bộ phận sinh dục của mèo bị chảy máu, có mùi hôi thì khả năng cao là mèo mẹ bị nhiễm trùng hay hiện tượng mèo con chết lưu trong tử cung.

Nên xem: Cách chăm sóc mèo mẹ sau sinh

Những rủi ro có thể xảy ra khi đỡ đẻ cho mèo

Không phải mèo mẹ nào cũng sẽ chuyển dạ thành công tốt đẹp, vì vậy khi đỡ đẻ cho mèo đôi khi bạn sẽ phải can thiệp khá nhiều trong một số tình huống.

Tình huống có thể giúp đỡ cho mèo

Nếu như mèo con đã bắt đầu chui ra được một phần, mèo mẹ đã thấm mệt và không thể rặn đẻ mèo con thì bạn hãy nhẹ nhàng kéo mèo con ra (nhớ rửa tay sạch và đeo bao tay). Một số trường hợp mèo đẻ không ra thì phải sinh mổ.

Còn trường hợp mèo mẹ đã sinh mèo con ra nhưng chúng lại không biết cách để chăm sóc mèo con. Bạn hãy cắt màng ối như đã được trình bày trong phần trên của bài viết, sau đó hãy kích thích hô hấp cho mèo con.

Đỡ đẻ cho mèo nếu thấy mèo mẹ không thực hiện vệ sinh cho mèo con, bạn hãy làm thay cho mèo mẹ. Dùng khăn mềm sạch để lau sạch sẽ cơ thể cho mèo con.

Mèo mẹ không cắn dây rốn thì bạn cũng có thể can thiệp bằng cách buộc bằng chỉ nha khoa, thao tác thật cẩn thận và nhẹ nhàng.

Xem thêm: Mèo con mấy ngày mở mắt?

Tình huống cần gọi bác sĩ thú y

Trong quá trình đỡ đẻ cho mèo mà gặp một trong những trường hợp sau đây thì cần phải có bác sĩ thú y hỗ trợ đỡ đẻ cho mèo càng sớm càng tốt:

Kể từ giai đoạn đầu tiên mèo bắt đầu có những cơn co thắt chuyển dạ nhưng kéo dài hơn một ngày mà mèo vẫn chưa sinh được.

Hay mèo bắt đầu có thắt dữ dội và kéo dài hơn 30 phút mà không có dấu hiệu sẽ sinh con thì cũng cần phải gọi cho bác sĩ thú y. Bởi vì rất có thể mèo mẹ đang gặp khó khăn nào đó hay do mèo con có kích thước lớn.

Sau khi mèo đã sinh được một con mà hơn một giờ sau vẫn chưa thể sinh bé mèo thứ hai nhưng bụng mèo mẹ vẫn còn to chứng tỏ còn con bên trong.

Những câu hỏi liên quan khác

Mèo đẻ sau bao lâu thì có thể triệt sản?

Có thể thực hiện triệt sản cho mèo cái khi chúng vẫn đang còn ở với đàn con hay trong giai đoạn cho con bú. Quan trọng là vết thương phẫu thuật sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và tuyến vú nói riêng của mèo mẹ. Nhưng lời khuyên được bác sĩ thú y đưa ra là hãy chờ đến khi mèo con lớn hơn và không còn lệ thuộc vào mèo mẹ nữa.

Làm gì khi mèo sinh non?

Không ít trường hợp mèo con sinh non, lúc này mèo con khi ra đời sẽ rất nhỏ, lông mèo rất ít hoặc không có. Tùy theo trường hợp mà chúng có thể sống hoặc chết đi, hãy chăm sóc mèo con thật cẩn thận vì lúc này mèo con khá yếu ớt.

Tùy một số mèo con chúng có thể tự bú mẹ được nhưng sẽ khá yếu, nếu mèo con không bú mẹ thì có thể sử dụng ống tiêm nhỏ, bình sữa hay ống thông dạ dày.

Mèo sinh non rất cần được giữ ấm cho cơ thể, mà việc này thì vai trò của mèo mẹ là rất lớn. Nếu mèo mẹ vị lí do nào đó mà không muốn gần đàn con của mình thì bạn phải chủ động sử dụng những phương pháp giữ ấm khác khi đỡ đẻ cho mèo.

Dành cho bạn: Các loại thức ăn hạt cho mèo tốt nhất hiện nay

Mèo đẻ ngược thì làm gì?

Sinh ngược là hiện tượng mèo con được sinh ra bằng đuôi và chân sau, tỉ lệ này khá cao và chiếm trung bình hơn 30%. Đây là điều bình thường với mèo nhưng nguy cơ cao là mèo con bị mắc kẹt trong ống sinh. Nếu khoảng hơn 10 phút mà chúng vẫn bị mắc kẹt thì tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ thú y.

Bạn sẽ cần: Mèo con uống sữa ông Thọ, sữa bò, sữa Vinamilk được không?

Lời kết

Việc đỡ đẻ cho mèo cần chú ý nhiều đến sức khỏe, chắc chắn mèo mẹ sẽ mất rất nhiều sức nên bạn phải nạp nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho mèo bằng nguồn thức ăn chất lượng. Còn với mèo con nếu như chúng không bú, không ăn trong một thời gian dài thì chắc chắn chúng đang gặp vấn đề sức khỏe.

Có thể việc mèo chuyển dạ sẽ làm rất nhiều chủ nuôi cảm thấy lo lắng, nhưng bạn hãy chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và kĩ năng đỡ đẻ cho mèo là ổn. Lo lắng quá mức sẽ làm bạn không đủ tự tin khi thời điểm mèo sinh đến gần, chúc bạn và mèo cưng sinh con thành công và khỏe mạnh.

Xem thêm: Cách chăm sóc mèo con mới đẻ

error: CẢNH BÁO: Nội dung có bản quyền